Ngày 26/11/2021, Chính phủ ban hành Nghị định 103/NĐ-CP quy định mức thu lệ phí trước bạ đối với ô tô, rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo bởi ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước, nhằm tiếp tục tháo gỡ khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô trong nước trước bối cảnh dịch Covid-19.
Cụ thể, kể từ ngày 01/12/2021 đến hết ngày 31/5/2022, mức thu lệ phí trước bạ đối với ô tô, rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo bởi ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước bằng 50% mức thu quy định hiện hành, nhằm tiếp tục tháo gỡ khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô trong nước trước bối cảnh dịch Covid-19.
"Kể từ ngày 01/12/2021 đến hết ngày 31/5/2022, mức thu lệ phí trước bạ đối với ô tô, rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo bởi ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước bằng 50% mức thu quy định hiện hành, nhằm tiếp tục tháo gỡ khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô trong nước trước bối cảnh dịch Covid-19".
Nghị định 103/NĐ-CP ngày 26/11/2021.
Cũng theo Nghị định, từ 1/6/2022 trở đi, mức thu lệ phí trước bạ tiếp tục thực hiện theo quy định tại Nghị định số 20/2019/NĐ-CP ngày 21/02/2019 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 140/2016/NĐ-CP ngày 10/10/2016 của Chính phủ về lệ phí trước bạ; các Nghị quyết hiện hành của Hội đồng nhân dân hoặc Quyết định hiện hành của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương về mức thu lệ phí trước bạ tại địa phương và các văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế.
Bộ Tài chính cho rằng, dù việc giảm 50% mức thu lệ phí trước bạ sẽ làm giảm số thu lệ phí trước theo chính sách, nhưng do số lượng ôtô tiêu thụ tăng lên nên tổng số thu ngân sách vẫn tăng lên.
Cụ thể, 6 tháng cuối năm 2020, số thu lệ phí trước bạ giảm theo chính sách là 7.314 tỷ đồng nhưng tổng số thu ngân sách nhà nước tăng 14.100 tỷ đồng.
"Đây được xem là biện pháp hỗ trợ ngắn hạn nhằm tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho ngành sản xuất, lắp ráp ôtô trong nước trước những tác động tiêu cực của dịch Covid-19", Bộ Tài chính nhấn mạnh.
Việc tái giảm 50% mức thu lệ phí trước bạ đối với ôtô sản xuất, lắp ráp trong nước sẽ có những tác động tích cực như kích cầu tiêu dùng, khuyến khích người dân mua sắm, sở hữu tài sản. Từ đó, tác động thúc đẩy doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ôtô trong nước nối lại chuỗi cung ứng, tăng cường mở rộng đầu tư sản xuất, lắp ráp ôtô tại Việt Nam.
Theo ghi nhận của VnEconomy trước đó, nhiều người tiêu dùng có tâm lý chờ đợi, chưa quyết định lấy xe ngay mà chỉ “đặt chỗ” để chờ được hưởng ưu đãi 50% lệ phí trước bạ.
Các đại lý ô tô cho biết lượng khách đến cửa hàng tăng cao trong thời gian cuối tuần, phần để xem xe, tham khảo giá, phần để ký hợp đồng “giữ chỗ”.
Thời điểm cuối năm thị trường thường sôi động, cộng với việc các hãng xe đang triển khai chương trình ưu đãi giảm giá, và khả năng lệ phí trước bạ sẽ được giảm 50%, mang đến những khởi sắc cho thị trường ô tô trong nước.
Theo số liệu của Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA), trong tháng 9/2021, toàn thị trường Việt Nam tiêu thụ khoảng 13.537 xe, giảm 50% so với cùng kỳ năm ngoái. Sang tháng 10, doanh số bán hàng của 17 đơn vị thành viên VAMA đạt 29.797 xe, tăng 120% so với tháng trước, tuy nhiên, vẫn giảm 10,4% so với cùng kỳ năm ngoái.