April 06, 2022 | 15:00 GMT+7

Có gì bên trong cửa hàng thời trang di sản được mệnh danh là “vũ trụ Dior”?

Minh Nguyệt -

Cái tên 30 Montaigne được bắt nguồn từ căn biệt thự ở địa chỉ số 30 trên đại lộ Montaigne, Paris. Đây là điểm khởi đầu của thương hiệu couture lừng lẫy Christian Dior và ngày nay vẫn là trụ sở chính của nhà mốt...

Tình yêu đã đến ngay cái nhìn đầu tiên, vào lúc ngài Christian Dior trông thấy căn biệt thự “có sự cân đối tinh tế”, theo lời ông mô tả. Nhà thiết kế lỗi lạc đã biến căn biệt thự ấy thành một không gian xa hoa, lộng lẫy và chính thức mở cửa đón khách vào buổi sáng ngày 16/12/1946, chỉ vài tuần trước khi show diễn đầu tiên của Christian Dior ra mắt khách mời. Từ đó cho tới nay, địa chỉ số 30 đại lộ Montaigne vẫn luôn là trái tim của Dior với những nhịp đập đầy đam mê.

Đây là nơi sinh ra và gìn giữ những biểu tượng làm nên vẻ đặc trưng cho thương hiệu đến tận ngày hôm nay, từ những chiếc ghế đan mây với họa tiết cannage, motif sàn gỗ Trianon, những tấm vải Jouy, hay những chiếc nơ từ thiết kế mũ ống Fontange của hoàng tộc… Xưởng couture truyền thống của Dior vẫn nằm trong căn biệt thự này cùng với cửa hàng, khu vực tiếp khách VIP và cả những bậc thang huyền thoại đã từng đón tiếp những vị khách như Marlene Dietrich, Josephine Baker và Lauren Bacall.

NTK Christian Dior thường gọi nơi đây là một chiếc tổ ong, nơi làm việc của những người thợ couture cần mẫn và tỉ mỉ trong từng công đoạn. Nơi đây đã chứng kiến những giọt nước mắt hạnh phúc khi các thiết kế New Look ra mắt và đón nhận sự ủng hộ nhiệt liệt từ những vị khách hàng khó tính. Địa chỉ này cũng là nơi ra đời hàng ngàn thiết kế couture, nguồn hạnh phúc của rất nhiều phụ nữ ở khắp mọi nơi trên toàn thế giới. Ở Dior, mọi thứ đều bắt nguồn từ địa chỉ số 30 đại lộ Montaigne và rồi lại quay trở về với nơi này.

Tòa nhà đã lọt vào mắt xanh ngài Christian Dior ngay từ cái nhìn đầu tiên.
Tòa nhà đã lọt vào mắt xanh ngài Christian Dior ngay từ cái nhìn đầu tiên.

Tòa nhà lịch sử, cũng là cái nôi của cuộc Cách mạng New Look, vừa được tái khai trương trở lại, sau gần 3 năm cải tạo và tu sửa. Tọa lạc tại trung tâm con đường sang trọng nhất của Pháp, "vũ trụ Dior" không chỉ là không gian mua sắm thời trang và phụ kiện sang trọng; mà còn là một salon Haute Couture, tiệm bánh và nhà hàng Dior, nơi phục vụ các thực đơn của chính Monsieur Dior. Tất cả được tạo dựng một cách khéo léo với nhiều sắc thái của màu trắng do kiến ​​trúc sư cửa hàng bậc thầy Peter Marino thực hiện.

Mặc dù việc cải tạo đã tăng gấp ba lần không gian bán hàng lên 2.300 mét vuông, Beccari từ chối gọi 30 Avenue Montaigne là một cửa hàng vì nó chứa đựng nhiều thứ hơn thế. Tại đây luôn có những bộ sưu tập mới nhất với 9 phòng thay đồ. Với 120 nhân viên, mở cửa 7 ngày trong tuần, tòa nhà không bao giờ ngủ. Bên cạnh đó, khách tham quan còn được trải nghiệm những không gian nghệ thuật khác tại đây. Đó là bảo tàng tranh, không gian nội thất, quán cafe, và hai khu vườn đặc biệt, một ở ngoài trời và một là không gian kính cao vút quanh góc đường Rue François 1er.

Có gì bên trong cửa hàng thời trang di sản được mệnh danh là “vũ trụ Dior”? - Ảnh 1
Có gì bên trong cửa hàng thời trang di sản được mệnh danh là “vũ trụ Dior”? - Ảnh 2
 
Có gì bên trong cửa hàng thời trang di sản được mệnh danh là “vũ trụ Dior”? - Ảnh 3
Có gì bên trong cửa hàng thời trang di sản được mệnh danh là “vũ trụ Dior”? - Ảnh 4
 
Có gì bên trong cửa hàng thời trang di sản được mệnh danh là “vũ trụ Dior”? - Ảnh 5
Có gì bên trong cửa hàng thời trang di sản được mệnh danh là “vũ trụ Dior”? - Ảnh 6
 

Dior Cafe là chi tiết thu hút mới của cửa hàng tại số 30 Montaigne. Không gian ẩm thực này được cố ý đặt gần phòng trưng bày để khách hàng có những trải nghiệm thư giãn tốt nhất. Khách hàng có hai lựa chọn ẩm thực tại đây: Một nhà hàng fine dining và một tiệm bánh ngọt tinh tế tại vườn hoa hồng. Tất cả đều được giám sát bởi đầu bếp bậc thầy Jean Imbert.

Tại khu vực bảo tàng La Galerie, một chuỗi 13 căn phòng kể về câu chuyện của Dior, người hâm mộ sẽ được xem lịch sử của thương hiệu bằng hình ảnh. Từ khi Monsieur Dior ra đời, gia đình phá sản, ra mắt nhà mốt của riêng mình; cho đến những màn kế thừa từ sáu giám đốc sáng tạo Yves Saint Laurent, Marc Bohan, Gianfranco Ferré, John Galliano, Raf Simons và Maria Grazia Chiuri.

Nằm ẩn mình trên tầng cao nhất là căn hộ giống như hộp trang sức với thiết kế bồn tắm bằng đá cẩm thạch, tường sơn mài và tiệm làm đẹp nhìn ra khu vườn riêng. Những khách hàng VIP của Dior sẽ sớm có thể ở lại đây và tận hưởng không gian 30 Montaigne mới được tân trang qua đêm để thưởng thức bữa ăn do đầu bếp nổi tiếng nấu hoặc có thể thăm các xưởng may, nơi chế tác trang phục và đồ trang sức.

Có gì bên trong cửa hàng thời trang di sản được mệnh danh là “vũ trụ Dior”? - Ảnh 7
Có gì bên trong cửa hàng thời trang di sản được mệnh danh là “vũ trụ Dior”? - Ảnh 8
 
Có gì bên trong cửa hàng thời trang di sản được mệnh danh là “vũ trụ Dior”? - Ảnh 9
Có gì bên trong cửa hàng thời trang di sản được mệnh danh là “vũ trụ Dior”? - Ảnh 10
 
Có gì bên trong cửa hàng thời trang di sản được mệnh danh là “vũ trụ Dior”? - Ảnh 11
Có gì bên trong cửa hàng thời trang di sản được mệnh danh là “vũ trụ Dior”? - Ảnh 12
 

Căn hộ là phần tuyệt vời nhất trong quá trình cải tạo kéo dài hai năm rưỡi của khu phức hợp các tòa nhà không chỉ tạo thành ngôi nhà tinh thần của Dior mà còn là nơi đặt cửa hàng có doanh thu hàng đầu của hãng từ lâu. Việc cải tạo này cũng tượng trưng cho tham vọng không ngừng mà ông chủ của Dior, LVMH, tập đoàn xa xỉ lớn nhất thế giới tính theo doanh số, dành cho thương hiệu giá trị thứ hai sau cường quốc Louis Vuitton. Mặc dù thương hiệu từ chối tiết lộ số tiền đã chi.

Sau bảy năm dẫn dắt Fendi và sáu năm tại Louis Vuitton, Pietro Beccari đã tiếp nhận vị trí giám đốc điều hành tại Dior vào năm 2018. Cuộc trùng tu trụ sở huyền thoại của Dior tại số 30 Montaigne là một trong những dự án lớn của ông khi bắt đầu tiếp quản thương hiệu. “Không gian trước đây đã rất khác biệt, và từ bây giờ nó sẽ tiếp tục lột xác để hướng đến tương lai. Khi tiếp quản một thương hiệu như Dior, tôi tự hỏi: bản thân có thể bổ sung những gì?”, ông nói.

Có gì bên trong cửa hàng thời trang di sản được mệnh danh là “vũ trụ Dior”? - Ảnh 13
Có gì bên trong cửa hàng thời trang di sản được mệnh danh là “vũ trụ Dior”? - Ảnh 14
 
Có gì bên trong cửa hàng thời trang di sản được mệnh danh là “vũ trụ Dior”? - Ảnh 15
Có gì bên trong cửa hàng thời trang di sản được mệnh danh là “vũ trụ Dior”? - Ảnh 16
 
Có gì bên trong cửa hàng thời trang di sản được mệnh danh là “vũ trụ Dior”? - Ảnh 17
Có gì bên trong cửa hàng thời trang di sản được mệnh danh là “vũ trụ Dior”? - Ảnh 18
 

Trong một cuộc phỏng vấn tại trụ sở của Dior, Pietro Beccari cho biết: "Những giấc mơ không có giá cả! Chúng tôi phải tạo ra thứ gì đó để tạo sự khác biệt mà không ai có thể sao chép hoặc bắt chước. Ngày nay Dior có sức mạnh kinh tế cho phép chúng tôi thực hiện những dự án không tưởng”. Mặc dù cuộc khủng hoảng thế kỷ đã xảy ra vì Covid, nhưng bằng tất cả nỗ lực, ngôi nhà đích thực của Dior cũng hoàn thành. “Một nơi mà Monsieur Dior nói rằng ông ấy muốn làm việc – chính tại nơi này và không ở đâu khác,” ông Beccari nói.

Bên cạnh việc duy trì yếu tố cổ điển của thương hiệu, tòa nhà 30 Montaigne cũng được cập nhật những công nghệ mới. Theo ông Beccari: “Chúng tôi tin rằng, đây sẽ là cửa hàng duy nhất trên thế giới giúp bạn hoàn thuế VAT ngay tại chỗ,” thay vì phải xếp hàng để được hoàn thuế ở sân bay. “30 Montaigne là một sự tái tạo hoàn toàn và là một biểu tượng sống động trong DNA của chúng tôi: sự ra đời của một vương quốc không có ở nơi nào khác trên thế giới, nơi những giấc mơ được ngự trị tự do và một trang mới chưa từng có trong lịch sử của Dior, thời trang - và Paris - có thể được viết nên,” ông Beccari nói.

Attention
The original article is written and published on VnEconomy in Vietnamese only. To read the full article, please use the Google Translate tool below to translate the content into your preferred language.
VnEconomy is not responsible for the translation.

Google translate