July 21, 2008 | 12:58 GMT+7

“Có thể kiện ngành điện ra tòa”

Mạnh Chung

Người dân, doanh nghiệp có thể kiện ngành điện ra trọng tài kinh tế, tòa án dân sự để được bồi thường

Người dân, doanh nghiệp có thể kiện ngành điện ra trọng tài kinh tế, tòa án dân sự để được bồi thường.
Người dân, doanh nghiệp có thể kiện ngành điện ra trọng tài kinh tế, tòa án dân sự để được bồi thường.
Người dân, doanh nghiệp có thể kiện ngành điện ra trọng tài kinh tế, tòa án dân sự để được bồi thường.

Trao đổi với VnEconomy bên lề Hội nghị giao ban trực tuyến bàn giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu 6 tháng cuối năm 2008, Thứ trưởng thường trực Bộ Công Thương Bùi Xuân Khu đã nhấn mạnh như vậy.

Theo ông đâu là nguyên nhân về việc cắt điện tràn lan của ngành điện trong thời gian qua?

Có nhiều nguyên nhân, như sự cố hỏng hóc, nhà máy điện thiếu nước để chạy, chưa vận hành được hết công suất… Tuy nhiên, việc cắt điện tràn lan, không báo trước lịch cắt gây thiệt hại cho doanh nghiệp, nhân dân là không thể chấp nhận được.

Về mặt ngành điện thì, việc sinh anh ra ngành điện là để anh cung cấp điện cho nền kinh tế, cho nhân dân nên dù có đưa ra bất kỳ lý do về việc thiếu điện, cúp điện thời gian qua thì EVN vẫn đều có lỗi, có thiếu sót.

Nhưng nếu là những nguyên nhân khách quan không thể tránh khỏi thì điều quan trọng là việc cắt điện của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) phải đúng, cắt điện có lộ trình, cắt điện có ưu tiên, phải do sự cố chính đáng. Tất cả những cái đó là lương tâm của những người quản lý điện, người ta phải có trách nhiệm. Còn việc cắt điện do chủ quan của EVN mà đổ lỗi cho lưới điện hay người khác thì không nên.

Nhưng việc cắt điện không báo trước đã gây ra không ít những thiệt hại cho doanh nghiệp, người dân. Vậy doanh nghiệp, người dân có thể kiện EVN ra tòa, hay phải có chế tài gì với EVN?
 
Có chứ. Người dân, doanh nghiệp mua điện của EVN mà EVN lại cúp điện không báo trước, cắt đột ngột, mà không phải là những nguyên nhân bất khả kháng thì doanh nghiệp, người dân có thể kiện EVN ra trọng tài kinh tế, kiện ra tòa án dân sự.

Đấy chính là chế tài. Bây giờ doanh nghiệp, người dân có thể áp dụng được những chế tài đó rồi. Nếu có lỗi sai gây ra thiệt hại thì EVN có thể phải bồi thường chứ không phải anh độc quyền mà muốn làm gì thì làm.

Nhưng rất khó để xác định những nguyên nhân cắt điện là bất khả kháng, thưa ông?

Hiện Bộ Công Thương đã lập một tổ công tác đặc biệt trực thuộc Bộ trưởng để giám sát tình hình điều độ điện lưới quốc gia. Tổ công tác sẽ có chức năng, nếu chỗ nào cúp điện thì tổ công tác sẽ đến kiểm tra xem anh cúp điện có đúng không, có lịch không, có sự cố không hay do chủ quan anh gây ra thì phải xử lý. Ngoài việc xử lý thì phải nâng trách nhiệm của các cá nhân, và có thể phải đưa ra các chế tài để áp dụng.

Nên giờ, nếu như doanh nghiệp, địa phương nào bị cắt điện đột ngột thì cần lập tức báo cáo ngay đến thanh tra điện lực ở các địa phương ấy, để thanh tra điện lực, rồi tổ giám sát của Bộ Công Thương sẽ đến kiểm tra, xác minh tức thời.

Sắp tới Bộ Công Thương có chỉ đạo gì với ngành điện để khắc phục tình trạng này, tránh gây thiệt hại cho doanh nghiệp, nhân dân?

Bộ Công Thương đã làm việc với EVN, với sở công thương các tỉnh, đã lập các danh sách những đơn vị ưu tiên. Trước mắt, về mặt nguồn điện phải tập trung mọi nỗ lực để đưa các dự án vào vào hoạt động, đưa điện vào mạng lưới điện quốc gia, sắp lịch thế nào để cân đối giữa sửa chữa và phát điện, giảm tất cả các sự cố trên các trạm, đường dây…

Còn khi thiếu mà phải cắt thì EVN phải làm việc với các sở công thương để cắt theo những thứ tự ưu tiên. Cụ thể như ưu tiên cho những đơn vị sản xuất các mặt hàng thiết yếu, các mặt hàng xuất khẩu, sau đó mới phân phối cho các đối tượng khác.

Theo ý kiến của ông, với tự bản thân ngành điện thì sảo?

Với EVN cần nâng cao trách nhiệm, lương tâm của người quản lý ngành điện cũng như công nhân vận hành. Điều này để cho nhân dân, doanh nghiệp thấy được mình cố gắng làm hết mình cùng với Chính phủ, bộ, ngành rồi nhưng do bất khả kháng thì … phải chấp nhận; còn cố tình gây ra thì phải chịu trách nhiệm nghiêm chỉnh, nghiêm khắc.  

Hơn nữa, nếu EVN cắt điện thì phải báo trước để các doanh nghiệp biết để chủ động cho sản xuất, cho công nhân nghỉ bù làm ngày khác. Chứ EVN cứ cắt cụp cái thì hàng nghìn người ngồi trơ ra đấy gây thiệt hại rất lớn cho doanh nghiệp.

Mới đây EVN đã gọi lãnh đạo 12 công ty điện lực ra kiểm điểm do cắt điện không báo trước, đấy cũng là một động thái tích cực. Nhưng theo tôi, EVN cần học tập ngành ngân hàng, nếu ai vi phạm gây thiệt hại cho doanh nghiệp, nhân dân thì phải cách chức, xử lý nghiêm minh, như thế mới nâng cao được trách nhiệm, vai trò của ngành điện.
Attention
The original article is written and published on VnEconomy in Vietnamese only. To read the full article, please use the Google Translate tool below to translate the content into your preferred language.
VnEconomy is not responsible for the translation.

Google translate