July 28, 2021 | 13:05 GMT+7

Đề nghị nhà mạng miễn cước tin nhắn phục vụ tiêm chủng vaccine Covid-19

Phạm Vinh -

Cục Viễn thông, Bộ Thông tin và Truyền thông vừa đề nghị các nhà mạng xem xét hỗ trợ miễn cước khai báo, duy trì tên định danh “TIEMCHUNG” và cước gửi tin nhắn hỗ trợ chiến dịch tiêm chủng Covid-19…

Người dân TP.HCM được miễn cước viễn thông khi gọi đến Cổng thông tin 1022
Người dân TP.HCM được miễn cước viễn thông khi gọi đến Cổng thông tin 1022

Chiến dịch tiêm chủng vaccine phòng Covid-19 toàn quốc đã được phát động vào ngày 10/7, với mục tiêu tiêm cho khoảng 75 triệu người với 150 triệu mũi tiêm trong nửa cuối của năm 2021 và đầu năm 2022. Các đơn vị, địa phương được yêu cầu sử dụng Nền tảng quản lý tiêm chủng Covid-19 để triển khai chiến dịch tiêm chủng lớn nhất từ trước đến nay.

ĐỀ NGHỊ MIỄN CƯỚC TIN NHẮN TIEMCHUNG

Cục Viễn thông đã đề nghị 7 nhà mạng VNPT/VinaPhone, Viettel, MobiFone, Vietnamobile, Gtel Mobile, I-Telecom, Reddi hỗ trợ miễn cước khai báo, duy trì tên định danh và cước tin nhắn gửi từ tên định danh “TIEMCHUNG”. 

Việc các nhà mạng hỗ trợ triển khai tin nhắn gửi từ tên định danh “TIEMCHUNG” phục vụ chiến dịch tiêm chủng vaccine phòng Covid-19 toàn quốc sẽ tạo thuận lợi cho người dân nhận được mã OTP trong quá trình sử dụng “Sổ Sức khỏe điện tử” khi thực hiện đăng ký tiêm chủng, nhận tin nhắn thông báo lịch mời tiêm và nhận tin nhắn lưu ý theo dõi các phản ứng sau tiêm.

Chiến dịch tiêm chủng vaccine phòng Covid-19 toàn quốc đã được phát động vào ngày 10/7, với mục tiêu tiêm cho khoảng 75 triệu người với 150 triệu mũi tiêm trong nửa cuối của năm 2021 và đầu năm 2022. Các đơn vị, địa phương được yêu cầu sử dụng Nền tảng quản lý tiêm chủng Covid-19 để triển khai chiến dịch tiêm chủng lớn nhất từ trước đến nay.

Toàn bộ quy trình, từ đăng ký tiêm chủng tới tra cứu lịch sử, kết quả tiêm chủng vắc xin người dân đều có thể thao tác qua ứng dụng “Sổ sức khỏe điện tử” hoặc Cổng thông tin tiêm chủng Covid-19 tại địa chỉ https://tiemchungcovid19.gov.vn

Với ngành Y tế, nền tảng đảm bảo mục tiêu kép vừa triển khai tiêm chủng nhanh và rộng nhất nhưng vẫn đảm bảo an toàn, hiệu quả, minh bạch, hỗ trợ cho công tác quản lý, giám sát và nghiên cứu. Nền tảng này cũng giúp các cơ quan của Chính phủ nắm bắt thông tin thời gian thực về khu vực, đối tượng tiêm, hoạt động vận hành - logistics… để đưa ra chỉ đạo nhanh chóng và phù hợp nhất. 

NGƯỜI DÂN TP.HCM ĐƯỢC MIỄN CƯỚC GỌI 1022

Cổng thông tin 1022 TP.HCM do Sở Thông tin và Truyền thông triển khai, với sự tham gia của 86 đơn vị và 625 đầu mối xử lý là chính quyền các cấp và các cơ quan chức năng Thành phố. Đây là kênh giao tiếp duy nhất giữa Chính quyền TP.HCM với người dân để tiếp nhận thông tin phản ánh trên nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội như hạ tầng kỹ thuật đô thị (điện, cấp thoát nước, cây xanh, chiếu sáng, viễn thông,…), ý kiến, góp ý, hiến kế của người dân gửi đến lãnh đạo Thành phố...

 
Cổng thông tin 1022 đang tiếp nhận các loại thông tin sau:
- Phản ánh của người dân về các hành vi vi phạm các quy định phòng, chống dịch Covid-19 (gọi 1022 – nhấn phím 0);
- Gửi ý kiến góp ý, hiến kế của người dân gửi đến Thường trực Hội đồng Nhân dân TP để nâng cao hiệu quả phòng, chống dịch Covid-19 (gọi 1022 – nhấn phím 1);
- Kênh tiếp nhận và xử lý thông tin hỗ trợ người dân gặp khó khăn do dịch bệnh Covid-19 (gọi 1022 – nhấn phím 2);
- Kênh tư vấn chăm sóc sức khỏe cho người dân phòng, chống dịch bệnh Covid-19 (gọi 1022 – nhấn phím 3).

Trong thời gian TP.HCM triển khai các giải pháp phục vụ công tác phòng, chống dịch Covid-19, Cổng thông tin 1022 là kênh tiếp nhận và xử lý chính thức các thông tin phản ánh từ người dân đến chính quyền thành phố nhằm kịp thời xử lý nhanh nhất những thông tin phản ánh về các vi phạm, các yêu cầu hỗ trợ người dân trong công cuộc phòng, chống Covid-19 trên địa bàn TP.HCM.

Nhờ hoạt động tiếp nhận và giải đáp những vấn đề mà người dân góp ý phản ánh, Cổng thông tin 1022 đã sớm trở thành một cầu nối hai chiều giữa người dân với chính quyền thành phố. Với khả năng tiếp nhận thông tin nhiều lĩnh vực khác nhau gồm trật tự xã hội, hạ tầng, giao thông,… và các vấn đề liên quan đến công tác phòng, chống Covid-19 (tiếp nhận phản ánh vi phạm phòng, chống dịch, tiếp nhận thông tin hỗ trợ người dân gặp khó khăn do dịch bệnh, hay tư vấn, hướng dẫn chăm sóc sức khỏe cho người dân,…), Cổng thông tin 1022 càng ngày càng nhận được sự quan tâm và hưởng ứng rất lớn của cộng đồng, xã hội.

Nhằm hỗ trợ cho người dân trong thời gian TP.HCM triển khai các biện pháp tăng cường phòng, chống dịch bệnh Covid-19, thực hiện đề nghị của Sở Thông tin và Truyền thông, các doanh nghiệp viễn thông di động VNPT VinaPhone, MobiFone và Viettel đã cùng chung tay với người dân thành phố, không thực hiện tính cước gọi đến tổng đài 1022 trên địa bàn TP.HCM từ 0 giờ ngày 28/7/2021.

Attention
The original article is written and published on VnEconomy in Vietnamese only. To read the full article, please use the Google Translate tool below to translate the content into your preferred language.
VnEconomy is not responsible for the translation.

Google translate