Cụ thể, theo dự thảo, 12 cơ sở sau đây phải thành lập Đội phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ chuyên ngành:
- Kho dầu mỏ và sản phẩm dầu mỏ có tổng dung tích từ 50.000 mét khối trở lên;
- Cảng hàng không;
- Bến cảng biển hàng hóa độc lập thuộc cấp công trình từ cấp I trở lên theo quy định của pháp luật về xây dựng;
- Nhà máy nhiệt điện có tổng công suất từ 600 mê ga oát trở lên; nhà máy thuỷ điện có tổng công suất trên 1.000 mê ga oát; nhà máy điện hạt nhân;
- Nhà máy giấy có công suất trên 100.000 tấn/năm;
- Nhà máy dệt có công suất trên 25 triệu mét vuông/năm;
-Nhà máy sản xuất phân bón đơn, phức hợp có công suất trên 50.000 tấn sản phẩm/năm;
- Nhà máy lọc dầu có công suất trên 10 triệu tấn/năm;i) Nhà máy lọc hóa dầu có công suất chế biến dầu thô từ 100 nghìn thùng/ngày trở lên;
- Cơ sở sản xuất sản phẩm hóa dầu có công suất từ 50.000 tấn/năm trở lên;
- Cơ sở chế biến khí đốt công suất trên 10 triệu mét khối khí/ngày;m) Khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao có tổng diện tích trên 50 ha.
Dự thảo Nghị định cũng nêu cơ sở không thuộc các đối tượng trên và có từ 10 người trở lên thường xuyên làm việc tại cơ sở phải thành lập Đội phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ cơ sở.
Cơ sở có dưới 10 người thường xuyên làm việc tại cơ sở thì không phải thành lập Đội phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ cơ sở nhưng phải phân công người thực hiện nhiệm vụ phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ tại cơ sở.
Cơ sở vận hành tự động, không có người làm việc thường xuyên có hệ thống báo cháy, chữa cháy tự động được liên kết, hiển thị, cảnh báo cháy về cơ quan chủ quản, trang thiết bị truyền tin báo cháy kết nối với với hệ thống Cơ sở dữ liệu về phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ và truyền tin báo cháy thì không phải thành lập Đội phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ cơ sở.
Dự thảo cũng quy định cụ thể về tổ chức, hoạt động và chế độ bảo đảm điều kiện hoạt động đối với lực lượng phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ cơ sở, lực lượng phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ chuyên ngành.
Việc phân công người tham gia Đội phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ cơ sở được quy định như sau:
- Cơ sở có từ 10 người đến 50 người thường xuyên làm việc thì phân công tối thiểu 10 người tham gia Đội phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ cơ sở, trong đó có 01 Đội trưởng;
- Cơ sở có trên 50 người đến 100 người thường xuyên làm việc thì phân công tối thiểu 15 người tham gia Đội phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ cơ sở, trong đó có 01 Đội trưởng và 01 Đội phó;
- Cơ sở có trên 100 người thường xuyên làm việc thì phân công tối thiểu 25 người tham gia Đội phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ cơ sở, trong đó có 01 Đội trưởng và 02 Đội phó.
Dự thảo cũng nêu việc phân công người tham gia Đội phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ chuyên ngành được thực hiện theo quy định trên và phải bảo đảm duy trì đủ số người trực để vận hành, sử dụng xe chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ được trang bị tại cơ sở trong một ca trực.
Cơ sở có nhiều cơ quan, tổ chức cùng hoạt động hoặc các cơ sở nằm trong cùng một khuôn viên, liền kề nhau do một cơ quan, tổ chức quản lý, vận hành có thể thành lập một Đội phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ cơ sở hoặc một Đội phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ chuyên ngành.