Hiện có trên 30% cán bộ, công chức, viên chức chưa có chỗ ở ổn định, chủ yếu tập trung ở các đô thị lớn.
Hầu hết các đối tượng này có thu nhập thấp, không đủ điều kiện tích luỹ để mua hoặc thuê nhà ở theo giá thị trường và rất cần sự hỗ trợ của Nhà nước để giúp họ cải thiện chỗ ở.
Theo đánh giá chung, có khoảng 15-20% hộ gia đình thuộc các thành phần kinh tế tại khu vực đô thị thực sự gặp khó khăn về chỗ ở. Hàng vạn hộ gia đình đang phải sống trong điều kiện chỗ ở không đảm bảo tiêu chuẩn tối thiểu. Trên 30% các hộ gia đình ở có diện tích nhà ở dưới 36m2. Chỉ có 25% hộ gia đình có nhà ở kiên cố và 19% sống trong những căn nhà tạm bợ, cấu trúc không bền vững được làm từ các nguyên vật liệu rẻ tiền.
Thu nhập thấp, khó có nhà
Từ năm 1991, Nhà nước không thực hiện việc đầu tư xây dựng nhà ở từ ngân sách, lĩnh vực phát triển nhà ở được thực hiện theo cơ chế thị trường. Năm 2001, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 71 về ưu đãi đầu tư xây dựng nhà ở để bán và cho thuê. Trong đó có quy định một số cơ chế ưu đãi về đất đai, thuế đối với các doanh nghiệp khi tham gia xây dựng nhà chung cư để bán và cho thuê nhằm mục tiêu giảm giá bán, giá cho thuê nhà căn hộ chung cư.
Tuy nhiên, chính sách này không đạt được kết quả như mong muốn, cơ bản là do cơ chế hỗ trợ trung gian thông qua doanh nghiệp dẫn tới tình trạng các đối tượng chính sách xã hội không được hưởng ưu đãi trực tiếp, rất khó tiếp cận để mua căn hộ theo giá gốc.
Mặt khác, việc hỗ trợ theo hình thức này đạt hiệu quả thấp, dễ bị lợi dụng và xảy ra tình trạng “xin-cho” khi thực hiện.
Nhà nước chưa có chính sách hỗ trợ trực tiếp về nhà ở cho người có thu nhập thấp, các hộ nghèo tại khu vực đô thị, trong khi các doanh nghiệp chỉ chú trọng phát triển các dự án nhà ở thương mại để bán cho các đối tượng có thu nhập cao và các hộ gia đình khá giả. Vì thế cho nên các đối tượng có khó khăn về nhà ở tại khu vực đô thị (cán bộ, công chức, viên chức, sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp thuộc lực lượng vũ trang hưởng lương từ ngân sách; người lao động thuộc các thành phần kinh tế...) không đủ khả năng tài chính để cải thiện chỗ ở.
Đến nay, việc đầu tư xây dựng nhà ở xã hội vẫn chưa có những chuyển biến tích cực. Hầu hết các doanh nghiệp đều không “mặn mà” tham gia đầu tư xây dựng nhà ở xã hội. Nguyên nhân cơ bản là do chi phí đầu tư xây dựng các dự án nhà ở đòi hỏi phải có nguồn vốn lớn, các thành phần kinh tế muốn tham gia đầu tư thì phải vay với lãi suất cao, nhưng lợi nhuận thu được khi cho thuê, thuê mua nhà ở xã hội lại rất thấp, thời gian thu hồi vốn dài.
Trong khi đó, mặc dù đã có quy định cụ thể về cơ chế, chính sách phát triển nhà ở xã hội nhưng việc triển khai xây dựng quỹ nhà ở xã hội ở hầu hết các địa phương còn rất chậm. Do điều kiện ngân sách của các địa phương còn hạn hẹp, trong khi nhu cầu chi tiêu để đầu tư cho các mục đích an sinh xã hội khác như cải thiện hệ thống giao thông; cấp, thoát nước; đầu tư cho giáo dục, y tế rất lớn nên các địa phương không đủ khả năng bố trí nguồn vốn dành cho nhà ở xã hội.
Hiện tại mới chỉ có một số địa phương như Hà Nội, Tp.HCM, Bình Dương đang bắt đầu triển khai thực hiện thí điểm các dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội. Song, hầu hết các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đều gặp khó khăn trong việc huy động nguồn vốn ngân sách của địa phương để phát triển quỹ nhà này.
49.000 tỷ đồng cho nhà ở xã hội
Theo Bộ Xây dựng, với mức thu nhập bình quân của một hộ gia đình tại khu vực đô thị ở nước ta khoảng 4-6 triệu đồng/tháng (48-64 triệu đồng/năm), so với giá mua một căn hộ chung cư với mức giá trung bình hiện nay vào khoảng 800-1.000 triệu đồng thì chỉ số giá nhà ở/thu nhập của Việt Nam ở vào khoảng 15,6-16,6. Như vậy, chỉ số giá nhà ở/thu nhập của Việt Nam cao hơn rất nhiều so với các nước trong khu vực cũng như trên thế giới.
Đại bộ phận những người lao động ở nước ta, bao gồm cả những đối tượng hưởng lương từ ngân sách Nhà nước và những đối tượng làm việc trong các thành phần kinh tế rất khó có điều kiện để tạo lập chỗ ở, nếu không có chính sách tạo điều kiện, hỗ trợ của Nhà nước và của cộng đồng.
Bộ Xây dựng vừa có tờ trình Chính phủ đề nghị phê duyệt chương trình đầu tư xây dựng nhà ở xã hội giai đoạn 2009-2015. Theo Chương trình, trong giai đoạn 2009-2015 cần đầu tư xây dựng khoảng 184.000 căn hộ tương đương 9.580.000m2 sàn (mỗi năm khoảng 26.000 căn, tương đương 1.365.000m2 sàn), nhằm giải quyết chỗ ở cho khoảng 30% số hộ gặp khó khăn về nhà ở tại khu vực đô thị.
Quỹ nhà ở xã hội được tạo lập do Nhà nước đầu tư và các tổ chức, cá nhân thuộc các thành phần kinh tế tham gia đầu tư. Trong đó Nhà nước trực tiếp đầu tư xây dựng quỹ nhà ở xã hội dành để cho thuê và khuyến khích, tạo điều kiện ưu đãi đối với các tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư xây dựng quỹ nhà ở xã hội dành để cho thuê, thuê mua.
Các đối tượng và điều kiện để được thuê, thuê mua nhà ở xã hội thực hiện theo quy định của Luật Nhà ở và Nghị định 90/CP và phải thuộc diện chưa được Nhà nước hỗ trợ về nhà ở. Ngoài ra, người được thuê, thuê mua nhà ở xã hội phải đáp ứng điều kiện về thu nhập bình quân hàng tháng theo quy định. Thời hạn cho thuê mua nhà ở xã hội do UBND cấp tỉnh quy định, nhưng tối đa không vượt quá 15 năm.
Tổng số vốn đầu tư của toàn bộ Chương trình khoảng 49.000 tỷ đồng (tính theo mặt bằng giá tại thời điểm quý 3/2008). Bao gồm: Nguồn vốn nhà nước (khoảng 25.600 tỷ đồng) dành để đầu tư xây dựng quỹ nhà ở xã hội thuộc sở hữu nhà nước để cho thuê, trong đó ngân sách Trung ương hỗ trợ khoảng 11.000 tỷ đồng; ngân sách địa phương khoảng 14.600 tỷ đồng. Vốn huy động của các thành phần kinh tế (khoảng 23.400 tỷ đồng) để đầu tư xây dựng quỹ nhà ở xã hội để cho thuê hoặc thuê mua.
Địa điểm để thực hiện dự án nhà ở xã hội cần lựa chọn những vị trí trong khu vực đô thị đã có hệ thống hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội hoặc gắn với dự án nhà thương mại, dự án khu đô thị mới, khu dân cư đã hình thành để bố trí xây dựng các dự án nhà ở xã hội độc lập hoặc liền kề với các dự án hoặc các khu dân cư đó nhằm kết hợp khai thác, sử dụng chung hệ thống hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội sẵn có...
Hầu hết các đối tượng này có thu nhập thấp, không đủ điều kiện tích luỹ để mua hoặc thuê nhà ở theo giá thị trường và rất cần sự hỗ trợ của Nhà nước để giúp họ cải thiện chỗ ở.
Theo đánh giá chung, có khoảng 15-20% hộ gia đình thuộc các thành phần kinh tế tại khu vực đô thị thực sự gặp khó khăn về chỗ ở. Hàng vạn hộ gia đình đang phải sống trong điều kiện chỗ ở không đảm bảo tiêu chuẩn tối thiểu. Trên 30% các hộ gia đình ở có diện tích nhà ở dưới 36m2. Chỉ có 25% hộ gia đình có nhà ở kiên cố và 19% sống trong những căn nhà tạm bợ, cấu trúc không bền vững được làm từ các nguyên vật liệu rẻ tiền.
Thu nhập thấp, khó có nhà
Từ năm 1991, Nhà nước không thực hiện việc đầu tư xây dựng nhà ở từ ngân sách, lĩnh vực phát triển nhà ở được thực hiện theo cơ chế thị trường. Năm 2001, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 71 về ưu đãi đầu tư xây dựng nhà ở để bán và cho thuê. Trong đó có quy định một số cơ chế ưu đãi về đất đai, thuế đối với các doanh nghiệp khi tham gia xây dựng nhà chung cư để bán và cho thuê nhằm mục tiêu giảm giá bán, giá cho thuê nhà căn hộ chung cư.
Tuy nhiên, chính sách này không đạt được kết quả như mong muốn, cơ bản là do cơ chế hỗ trợ trung gian thông qua doanh nghiệp dẫn tới tình trạng các đối tượng chính sách xã hội không được hưởng ưu đãi trực tiếp, rất khó tiếp cận để mua căn hộ theo giá gốc.
Mặt khác, việc hỗ trợ theo hình thức này đạt hiệu quả thấp, dễ bị lợi dụng và xảy ra tình trạng “xin-cho” khi thực hiện.
Nhà nước chưa có chính sách hỗ trợ trực tiếp về nhà ở cho người có thu nhập thấp, các hộ nghèo tại khu vực đô thị, trong khi các doanh nghiệp chỉ chú trọng phát triển các dự án nhà ở thương mại để bán cho các đối tượng có thu nhập cao và các hộ gia đình khá giả. Vì thế cho nên các đối tượng có khó khăn về nhà ở tại khu vực đô thị (cán bộ, công chức, viên chức, sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp thuộc lực lượng vũ trang hưởng lương từ ngân sách; người lao động thuộc các thành phần kinh tế...) không đủ khả năng tài chính để cải thiện chỗ ở.
Đến nay, việc đầu tư xây dựng nhà ở xã hội vẫn chưa có những chuyển biến tích cực. Hầu hết các doanh nghiệp đều không “mặn mà” tham gia đầu tư xây dựng nhà ở xã hội. Nguyên nhân cơ bản là do chi phí đầu tư xây dựng các dự án nhà ở đòi hỏi phải có nguồn vốn lớn, các thành phần kinh tế muốn tham gia đầu tư thì phải vay với lãi suất cao, nhưng lợi nhuận thu được khi cho thuê, thuê mua nhà ở xã hội lại rất thấp, thời gian thu hồi vốn dài.
Trong khi đó, mặc dù đã có quy định cụ thể về cơ chế, chính sách phát triển nhà ở xã hội nhưng việc triển khai xây dựng quỹ nhà ở xã hội ở hầu hết các địa phương còn rất chậm. Do điều kiện ngân sách của các địa phương còn hạn hẹp, trong khi nhu cầu chi tiêu để đầu tư cho các mục đích an sinh xã hội khác như cải thiện hệ thống giao thông; cấp, thoát nước; đầu tư cho giáo dục, y tế rất lớn nên các địa phương không đủ khả năng bố trí nguồn vốn dành cho nhà ở xã hội.
Hiện tại mới chỉ có một số địa phương như Hà Nội, Tp.HCM, Bình Dương đang bắt đầu triển khai thực hiện thí điểm các dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội. Song, hầu hết các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đều gặp khó khăn trong việc huy động nguồn vốn ngân sách của địa phương để phát triển quỹ nhà này.
49.000 tỷ đồng cho nhà ở xã hội
Theo Bộ Xây dựng, với mức thu nhập bình quân của một hộ gia đình tại khu vực đô thị ở nước ta khoảng 4-6 triệu đồng/tháng (48-64 triệu đồng/năm), so với giá mua một căn hộ chung cư với mức giá trung bình hiện nay vào khoảng 800-1.000 triệu đồng thì chỉ số giá nhà ở/thu nhập của Việt Nam ở vào khoảng 15,6-16,6. Như vậy, chỉ số giá nhà ở/thu nhập của Việt Nam cao hơn rất nhiều so với các nước trong khu vực cũng như trên thế giới.
Đại bộ phận những người lao động ở nước ta, bao gồm cả những đối tượng hưởng lương từ ngân sách Nhà nước và những đối tượng làm việc trong các thành phần kinh tế rất khó có điều kiện để tạo lập chỗ ở, nếu không có chính sách tạo điều kiện, hỗ trợ của Nhà nước và của cộng đồng.
Bộ Xây dựng vừa có tờ trình Chính phủ đề nghị phê duyệt chương trình đầu tư xây dựng nhà ở xã hội giai đoạn 2009-2015. Theo Chương trình, trong giai đoạn 2009-2015 cần đầu tư xây dựng khoảng 184.000 căn hộ tương đương 9.580.000m2 sàn (mỗi năm khoảng 26.000 căn, tương đương 1.365.000m2 sàn), nhằm giải quyết chỗ ở cho khoảng 30% số hộ gặp khó khăn về nhà ở tại khu vực đô thị.
Quỹ nhà ở xã hội được tạo lập do Nhà nước đầu tư và các tổ chức, cá nhân thuộc các thành phần kinh tế tham gia đầu tư. Trong đó Nhà nước trực tiếp đầu tư xây dựng quỹ nhà ở xã hội dành để cho thuê và khuyến khích, tạo điều kiện ưu đãi đối với các tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư xây dựng quỹ nhà ở xã hội dành để cho thuê, thuê mua.
Các đối tượng và điều kiện để được thuê, thuê mua nhà ở xã hội thực hiện theo quy định của Luật Nhà ở và Nghị định 90/CP và phải thuộc diện chưa được Nhà nước hỗ trợ về nhà ở. Ngoài ra, người được thuê, thuê mua nhà ở xã hội phải đáp ứng điều kiện về thu nhập bình quân hàng tháng theo quy định. Thời hạn cho thuê mua nhà ở xã hội do UBND cấp tỉnh quy định, nhưng tối đa không vượt quá 15 năm.
Tổng số vốn đầu tư của toàn bộ Chương trình khoảng 49.000 tỷ đồng (tính theo mặt bằng giá tại thời điểm quý 3/2008). Bao gồm: Nguồn vốn nhà nước (khoảng 25.600 tỷ đồng) dành để đầu tư xây dựng quỹ nhà ở xã hội thuộc sở hữu nhà nước để cho thuê, trong đó ngân sách Trung ương hỗ trợ khoảng 11.000 tỷ đồng; ngân sách địa phương khoảng 14.600 tỷ đồng. Vốn huy động của các thành phần kinh tế (khoảng 23.400 tỷ đồng) để đầu tư xây dựng quỹ nhà ở xã hội để cho thuê hoặc thuê mua.
Địa điểm để thực hiện dự án nhà ở xã hội cần lựa chọn những vị trí trong khu vực đô thị đã có hệ thống hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội hoặc gắn với dự án nhà thương mại, dự án khu đô thị mới, khu dân cư đã hình thành để bố trí xây dựng các dự án nhà ở xã hội độc lập hoặc liền kề với các dự án hoặc các khu dân cư đó nhằm kết hợp khai thác, sử dụng chung hệ thống hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội sẵn có...