December 03, 2021 | 23:18 GMT+7

Đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế: Thoát bẫy thu nhập trung bình và bứt phá

Tạp chí Kinh tế Việt Nam - VnEconomy

Nhằm thể hiện tính cấp thiết phải đổi mới mạnh mẽ mô hình tăng trưởng của Việt Nam đáp ứng nhu cầu phục hồi kinh tế sau khủng khoảng Covid-19 cũng như bứt phá để thoát “bẫy thu nhập trung bình” trong giai đoạn tới, Tòa soạn Kinh tế Việt Nam – VnEconomy – Vietnam Economics Times tổ chức Đối thoại chuyên đề: “Đổi mới mô hình tăng trưởng: Thoát bẫy thu nhập trung bình & bứt phá”...

Chương trình sẽ được phát trực tiếp trên nền tảng VnEconomy và FanPage VnEconomy vào 14 giờ ngày 4/12/2021.

Đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế Việt Nam nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển của nền kinh tế cũng như yêu cầu của bối cảnh mới đang trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết. Đổi mới mô hình tăng trưởng không chỉ nhằm đạt được mục tiêu trong trung hạn và dài hạn mà còn phục vụ chính mục tiêu trước mắt, trong ngắn hạn. Đó chính là thúc đẩy phục hồi tăng trưởng sau khủng hoảng của đại dịch covid-19. Đây là nhiệm vụ trọng yếu đã được Đảng, Chính phủ xác định cần tập trung trong năm 2022 và giai đoạn 2022-2025.

Trong một thập kỉ qua, mô hình tăng trưởng kinh tế của Việt Nam cho thấy nhiều hạn chế như năng suất lao động chỉ bằng 62% so với các nước cùng nhóm thu nhập; chưa phát huy được hết nội lực của đất nước khi khối kinh tế tư nhân lại đang ở vào thế yếu so với kinh tế của khối doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Không những vậy, việc các địa phương đều tập trung ưu tiên phát triển công nghiệp-chế bến chế tạo khiến Hà Nội và TP.HCM phải ôm đồm quá nhiều chức năng: chính trị, công nghiệp, nghiên cứu khoa học, đào tạo, logistics, thương mại… khiến cả hai thành phố quá tải về nhà cửa, giao thông… trong khi vẫn chịu trách nhiệm lớn về đóng góp ngân sách.

Ngoài những tồn tại, sự thay đổi của kinh tế thế giới trong bối cảnh hậu Covid-19 càng khiến việc đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế Việt Nam nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển của nền kinh tế trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết. Đổi mới mô hình tăng trưởng không chỉ nhằm đạt được mục tiêu trong trung hạn và dài hạn mà còn phục vụ chính mục tiêu trước mắt, trong ngắn hạn. Đó chính là thúc đẩy phục hồi tăng trưởng sau khủng hoảng của đại dịch Covid-19. Đây là nhiệm vụ trọng yếu đã được Đảng, Chính phủ xác định cần tập trung trong năm 2022 và giai đoạn 2022-2025.

Đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế: Thoát bẫy thu nhập trung bình và bứt phá - Ảnh 1

Trên tinh thần tiếp cận vấn đề này, Tạp chí Kinh tế Việt Nam – VnEconomy tổ chức buổi đối thoại chuyên đề “Đổi mới mô hình tăng trưởng: Thoát bẫy thu nhập trung bình & bứt phá”. Nội dung của buổi đối thoại sẽ tập trung vào phân tích 5 vấn đề chính gồm:

1. Phân tích sự thay đổi của bối cảnh thế giới hiện nay và tương lai, từ đó đánh giá xu hướng điều chỉnh kinh tế thế giới trong và sau đại dịch covid-19 như thế nào?

2. Đánh giá mức độ tương thích và đáp ứng của mô hình tăng trưởng kinh tế Việt Nam hiện nay trước sự thay đổi của thế giới;

3. Nhận định và phân tích các yêu cầu đặt ra cho mô hình tăng trưởng mới của Việt Nam và phác thảo những nét chính của mô hình này?

4. Với mục tiêu thoát bẫy thu nhập trung bình và bứt phá sau đại dịch, mô phỏng và dự báo các kịch bản tăng trưởng của Việt Nam?

5. Xác định và đánh giá nội lực và động lực tăng trưởng của Việt Nam để có thể thực hiện thành công mục tiêu và khát vọng thịnh vượng.

Tham dự buổi đối thoại chuyên đề sẽ gồm các chuyên gia kinh tế gồm:
  1. Ông Lê Duy Bình, Chuyên gia kinh tế, Giám đốc Economica Vietnam;
  2. Ông Nguyễn Sĩ Dũng, Nguyên phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội;
  3. Ông Đặng Đức Anh, Phó Viện trưởng, Viện CIEM;
  4. Ông Đặng Kim Sơn, Chuyên gia kinh tế phát triển;

Chương trình được phát trực tiếp trên nền tảng VnEconomy và FanPage VnEconomy vào 14h00 ngày 4/12/2021.

Trân trọng kính mời quý độc giả quan tâm theo dõi!

Attention
The original article is written and published on VnEconomy in Vietnamese only. To read the full article, please use the Google Translate tool below to translate the content into your preferred language.
VnEconomy is not responsible for the translation.

Google translate