Trong 2 năm qua, do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, nguồn phân bón nhập khẩu bị đứt gãy khiến giá phân bón liên tục tăng mạnh. Điều này đã "thúc đẩy" các cơ sở sản xuất, kinh doanh phân bón tung ra nhiều chiêu thức gian lận nhằm thu lợi bất chính.
Mặc dù các lực lượng chức năng đã tăng cường kiểm tra, xử lý vi phạm với số tiền lên tới hàng chục tỷ đồng, nhưng theo dự báo của Cục Bảo vệ thực vật, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trong thời gian tới, tình hình vi phạm trong sản xuất, kinh doanh phân bón sẽ có những diễn biến phức tạp.
Để hiểu rõ hơn về vấn nạn phân bón giả, kém chất lượng hiện nay cũng như tập hợp các ý kiến đóng góp, giải pháp, kiến nghị nhằm siết chặt công tác quản lý đối với mặt hàng phân bón thời gian tới, Tạp chí Kinh tế Việt Nam/VnEconomy tổ chức buổi Đối thoại chuyên đề: “Phân bón giả - Tác hại thật”.
Các vấn đề chính được thảo luận gồm:
- Tình trạng sản xuất, kinh doanh, buôn bán phân bón giả, kém chất lượng.
- Phương thức, thủ đoạn sản xuất, kinh doanh, lưu thông phân bón giả, kém chất lượng.
- Phân bón giả, kém chất lượng ảnh hưởng như thế nào đối với những doanh nghiệp chân chính và người tiêu dùng.
- Công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm soát và vai trò của các cơ quan quản lý trong việc đấu tranh với phân bón giả, kém chất lượng.
- Vai trò của doanh nghiệp và người tiêu dùng.
- Giải pháp đẩy lùi vấn nạn phân bón giả, kém chất lượng và những kiến nghị.
Khách mời của Đối thoại chuyên đề bao gồm:
- Ông Huỳnh Tấn Đạt – Phó Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
- Ông Nguyễn Trí Ngọc – Phó Chủ tịch Hiệp hội Phân bón Việt Nam;
- Bà Bùi Thị Thanh Giang- Phó Ban Kế hoạch Kinh doanh - Tập đoàn Công nghiệp Hóa chất Việt Nam;
- Ông Lê Tiến Hùng – Giám đốc Marketing - Công ty Cổ phần Phân bón Dầu khí Cà Mau;
- Nhà báo Hương Loan – Tạp chí Kinh tế Việt Nam/VnEconomy, điều hành buổi đối thoại.