December 23, 2022 | 19:30 GMT+7

Đối thoại: “Kiềm chế lạm phát, ổn định việc làm: Hướng chính sách tới doanh nghiệp, người lao động"

Tạp chí Kinh tế Việt Nam - VnEconomy

Vào 9h00 ngày 26/12/2022, Tạp chí Kinh tế Việt Nam/VnEconomy tổ chức Đối thoại với chủ đề “Kiềm chế lạm phát, ổn định việc làm: Hướng chính sách tới doanh nghiệp, người lao động”, phát trực tuyến trên nền tảng điện tử VnEconomy và Fanpage VnEconomy…

Nền kinh tế thế giới năm 2022 vẫn chưa thoát khỏi các ảnh hưởng do các biến thể mới của Covid-19 thì lại bị tác động nặng nề bởi cuộc chiến tranh Nga – Ukraine.

Đối với Việt Nam, mặc dù hiện lạm phát vẫn chưa phải là vấn đề quá lớn, nhưng áp lực lạm phát đã được cảm nhận rõ hơn và sẽ tiếp tục kéo dài trong những tháng cuối năm và có thể sang cả năm 2023. Nhiều chuyên gia nhận định tác động từ cuộc xung đột Nga- Ukraine vẫn là nguy cơ lớn nhất đối với lạm phát và giá cả hàng hóa của Việt Nam.

Những áp lực từ lạm phát cao của các nước đối tác đang ngày càng gia tăng mức độ ảnh hưởng xấu đến một số doanh nghiệp của Việt Nam, nhất là thời gian cuối năm, Tết đến, và càng khiến đời sống của người lao động bị ảnh hưởng rất lớn.

Đối thoại: “Kiềm chế lạm phát, ổn định việc làm: Hướng chính sách tới doanh nghiệp, người lao động" - Ảnh 1

Xuất phát từ những thực tế nêu trên, Tạp chí Kinh tế Việt Nam/VnEconomy tổ chức Đối thoại với chủ đề “Kiềm chế lạm phát, ổn định việc làm: Hướng chính sách tới người lao động doanh nghiệp”, với mục đích nhận diện những thách thức trong thời gian tới đối với doanh nghiệp và người lao động; tìm kiếm các giải pháp vượt qua khó khăn để chờ đợi giai đoạn tái phục hồi…

Nội dung Đối thoại sẽ xoay quanh các vấn đề gồm:

- Trong bối cảnh thế giới như vậy thì áp lực đẩy lạm phát của Việt Nam tăng lên hay không? Việc kiềm chế lạm phát ở mức như hiện nay cần quan tâm đến việc làm, đời sống người lao động ra sao?

- Hiện nay, nhiều doanh nghiệp Việt Nam thiếu nguyên liệu đầu vào, nhất là giá xăng, điện tăng; đơn hàng từ các nước châu Âu giảm bớt hoặc bãi bỏ, các doanh nghiệp xuất, nhập khẩu đều bị ảnh hưởng dẫn đến nhiều người lao động bị giảm giờ làm, chấm dứt hợp đồng lao động, ảnh hưởng lớn đến thu nhập, đời sống. Đặc biệt, thời gian cuối năm, một số doanh nghiệp, người lao động sẽ gặp nhiều khó khăn hơn, dù lạm phát đã kiềm chế ở mức dưới 4%. Làm rõ các nguyên nhân gây ra tình trạng này ở một số ngành, nghề ở mức lạm phát đang được kiềm chế.

- Việc chăm lo nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người lao động góp phần đảm bảo an sinh xã hội tại các doanh nghiệp bị ảnh hưởng như thế nào?

- Thực trạng việc làm trong trường hợp cụ thể ảnh hưởng thế nào tới thị trường lao động dịp Tết và sau Tết.

- Đề xuất các giải pháp cho Nhà nước, doanh nghiệp, người lao động.

Khách mời tham gia Đối thoại gồm:

- Ông Nguyễn Văn Vịnh, Phó Viện trưởng Viện chiến lược phát triển (Bộ Kế hoạch và Đầu tư);

- Ông Tào Bằng Huy, Phó Cục trưởng Cục Việc làm (Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội);

- Ông Nhạc Phan Linh, Phó Viện trưởng Viện Công nhân và Công đoàn (Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam);

- Bà Phan Thị Thanh Xuân, Tổng thư ký Hiệp hội Da – Giày – Túi xách Việt Nam

- Nhà báo Lý Hà, Trưởng Ban Kinh tế - Xã hội, Tạp chí Kinh tế Việt Nam/VnEconomy điều hành Đối thoại.

Nội dung Đối thoại sẽ được phát sóng vào 9h00 ngày 26/12/2022 trên nền tảng điện tử VnEconomy và Fanpage VnEconomy. 

Trân trọng kính mời quý độc giả quan tâm theo dõi!

Attention
The original article is written and published on VnEconomy in Vietnamese only. To read the full article, please use the Google Translate tool below to translate the content into your preferred language.
VnEconomy is not responsible for the translation.

Google translate