November 09, 2021 | 18:47 GMT+7

EU thông báo tần suất kiểm tra thực tế với một số mặt hàng rau quả nhập khẩu vào EU

Vũ Khuê -

Tần suất kiểm tra thuốc bảo vệ thực vật với các loại rau thơm và hoa quả Việt Nam như sau: rau mùi 72%, húng quế 20%, rau mùi 40%, đậu bắp 20- 30%, hạt tiêu 20%, thanh long 10%...

Tần suất kiểm tra hạt tiêu là hạt tiêu 20%.
Tần suất kiểm tra hạt tiêu là hạt tiêu 20%.

Bộ Công Thương cho biết, bắt đầu từ ngày 15/11/2021, Uỷ ban châu Âu sẽ áp dụng tạm thời các biện pháp kiểm soát chính thức và khẩn cấp một số thực phẩm được nhập khẩu vào EU.

Trước đó, ngày  3/11/2021, Uỷ ban châu Âu đã đăng công báo Quy định số 2021/1900, ban hành ngày 27/10/2021, sửa đổi Quy định (EU) 2019/1793 về việc áp dụng tạm thời các biện pháp kiểm soát chính thức và khẩn cấp một số thực phẩm được nhập khẩu vào EU.

Đối với Việt Nam, tần suất kiểm tra thuốc bảo vệ thực vật với các loại rau thơm và hoa quả như sau: rau mùi 72%, húng quế 20%, rau mùi 40%, đậu bắp 20- 30%, hạt tiêu 20%, thanh long 10%.

Theo định kỳ, cứ sáu tháng một lần, Ủy ban sẽ xem xét các danh sách thực phẩm và thức ăn chăn nuôi không có nguồn gốc động vật từ một số nước thứ ba chịu sự tăng cường tạm thời của biện pháp kiểm soát chính thức tại các chốt kiểm soát biên giới để đảm bảo an toàn thực phẩm.

Bộ Công Thương cho biết xuất khẩu rau quả Việt Nam sang EU thời gian qua có nhiều tiến triển tích cực, tăng trưởng bình quân hàng năm gần 20%. Tính riêng 8 tháng năm 2021, kim ngạch xuất khẩu rau củ quả, trái cây của nước ta sang EU đạt 88,5 triệu USD.

Các sản phẩm nhập khẩu từ Việt Nam gồm xoài, chanh leo, nhãn, vải, măng cụt, mít, ổi, rau gia vị, khoai lang… Tuy nhiên, hiện kim ngạch xuất khẩu rau quả của Việt Nam vào EU hiện mới chỉ đạt khoảng 150 triệu USD, tương đương 0,36% lượng nhập khẩu của EU.

EU là thị trường phát triển và khó tính, có các quy định chặt chẽ về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Sản phẩm trái cây, rau quả muốn xuất khẩu vào thị trường các nước EU phải đáp ứng các tiêu chuẩn về: an toàn vệ sinh thực phẩm, kiểm soát dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, kiểm soát chất gây ô nhiễm trong thực phẩm, kiểm dịch thực vật, kiểm soát đối với thực phẩm biến đổi gen (GMO), kiểm soát sức khỏe thực vật, ghi nhãn thực phẩm, tiếp thị cho rau quả tươi, truy xuất nguồn gốc, tuân thủ và trách nhiệm trong thực phẩm…

Attention
The original article is written and published on VnEconomy in Vietnamese only. To read the full article, please use the Google Translate tool below to translate the content into your preferred language.
VnEconomy is not responsible for the translation.

Google translate