August 19, 2024 | 13:37 GMT+7

"Full tiền", lỡ sóng - Chuyên gia khuyến nghị nhà đầu tư nên làm gì?

Tuệ Lâm -

Những diến biễn bất ngờ của thị trường gần đây đã đẩy nhà đầu tư full tiền vào trạng thái không biết phải giao dịch thế nào? Chuyên gia của VPBankS đã đưa ra khuyến nghị cho nhà đầu tư...

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Vn-Index thủng 1.200 điểm sau đó phục hồi trong bối cảnh thanh khoản chạm đáy. Thị trường đi lên trong nghi ngờ và bùng nổ theo đà (FTD) vào phiên thứ 6 cuối tuần qua. Diễn tiến này khiến tiền đứng ngoài sốt ruột, băn khoăn không biết có nên bước chân vào vì không biết đây là một đợt tăng điểm mới hay lại lần nữa rơi vào bẫy tăng giá (bulltrap)?

Tại chương trình Khớp Lệnh - Tài chính thịnh vượng, ông Trần Hoàng Sơn - Giám đốc Chiến lược thị trường Chứng khoán VPBank phân tích và đưa ra nhiều triển vọng tích cực từ góc độ thế giới đến trong nước.

Ở bên ngoài, mối quan tâm lớn nhất của thị trường hiện nay là hành động của Fed. Theo ông Sơn, trên thị trường quốc tế nhà đầu tư có câu nói "Fed thường phá vỡ cái gì đó sau chu kỳ tăng lãi suất".

Trong giai đoạn khủng hoảng tài chính 2007-2008, thị trường nhà đất chính là thị trường bị phá vỡ gây ra sụp đổ cho chứng khoán toàn cầu bởi yếu tố liên quan nợ dưới chuẩn. Còn giai đoạm vừa qua, thị trường ngân hàng cũng có sự kiện nhất định như sự sụp đổ của Silicon Valley là lời cảnh báo cho chính sách của Fed. Ngay sau sự kiện này, hành động của Fed thích ứng nhanh hơn, họ bơm luôn gói hỗ trợ tài chính cho các tổ chức tài chính gặp khó khăn về mặt thanh khoản. Chương trình đã kết thúc vào tháng 3/2024 vừa rồi và các tổ chức tài chính cần 1 năm để hoàn trả.

Tức là sau sự kiện Silicon Valley, Fed tinh chỉnh khá nhanh, sức khỏe ngân hàng Mỹ cũng dần tốt hơn giai đoạn vừa qua.

Với lạm phát đi xuống rõ ràng, yếu tố liên quan tới thị trường lao động có bị ảnh hưởng nhưng vẫn giữ được cân bằng. Tiêu dùng Mỹ thì doanh số bán lẻ phục hồi, GDP quý 2 tăng trưởng tốt trở lại, củng cố cho ta niềm tin khả năng suy thoái Mỹ thấp. Yếu tố kinh tế vững mạnh, Fed không cần hạ lãi suất nhiều. Dự đoán Fed giảm 0,25% trong tháng 9 này là đủ và hạ liền 3 lần từ giờ vào cuối năm tháng 9, 11 và tháng 12.

Ở trong nước, thị trường chứng khoán tuần qua diễn biến tích cực hơn khi nhà đầu tư nước ngoài đã mua ròng trở lại. Thống kê cho thấy khối ngoại mua ròng khớp lệnh 66 tỷ đồng sau khi bán ròng mạnh gần 66 nghìn tỷ đồng từ đầu năm. 

Khối ngoại bán ròng trước áp lực tỷ giá lớn. Tỷ giá Việt Nam giống các thị trường khác biến động mạnh ảnh hưởng dòng vốn quốc tế, làm họ thua lỗ nên họ rút lui. Trong khi nhà đầu tư Thái Lan chủ yếu do các chính sách thuế. 

"Thời điểm hiện tại họ giảm dần mức độ bán, thời gian tới họ có thể mua trở lại", ông Sơn nói. Trong tuần qua, họ mua ròng một số mã như FPT, KDC, MSN, MWG...Đây là những cổ phiếu có xu hướng tăng tốt cho thấy tín hiệu lạc quan trong ngắn hạn.

Ngoài dòng vốn quốc tế, dòng vốn trong nước nhà đầu tư quay trở lại nhiều nhóm ngành tăng trưởng giá tốt trong tuần qua như chứng khoán, bán lẻ, hóa chất, bất động sản..

Sau phiên FTD, theo ông Sơn các ngành hút dòng tiền tiếp tục tăng trưởng. Năm nay Vn-Index trong xu hướng đi lên nhưng biên độ dao động rộng. Chiến lược là quay trở lại mua nhóm ngành mạnh nhưng định giá, nền giá không cao phù hợp với những nhà đầu tư hơi chậm chân. Những cổ phiếu có tăng trưởng lợi nhuận quý 2 và 6 tháng đầu năm so với cùng kỳ năm trước. 

Về mặt thanh khoản, tuần vừa rồi tạo đáy thanh khoản và điểm số, thanh khoản tuần này có xu hướng đi lên nhưng không tập trung lớn vào ngành nào mà tập trung vào nhiều nhóm ngành. Nhóm ngân hàng hiện chỉ chiếm khoảng 18% còn lại dàn đều cho bất động sản, bán lẻ, hóa chất, dầu khí, chứng khoán, vật liệu xây dựng đầu tư công. Sự dàn đều cho thấy nhiều cơ hội ở các nhóm ngành.

"Sau nhịp tăng 1-2 phiên gần đây chỉ số quay lại xu hướng tăng. Vùng kháng cự 1.280-1.300 thị trường cần kiểm định vùng này, do đó cũng không nên nóng lòng mua mà tĩnh tâm chọn danh mục tốt để đầu tư", ông Sơn khuyến nghị. 

 

Ông Trần Hoàng Sơn - Giám đốc Chiến lược thị trường Chứng khoán VPBank: Tâm lý cờ bạc ở thị trường nào cũng có, không những chứng khoán mà tất cả thị trường tài chính nói chung, tâm lý cơ bạc xuất hiện từ ý nghĩ đầu cơ bỏ vốn vào một thời gian có lợi nhuận ngay và luôn,chấp nhận rủi ro để có lợi nhuận nào đó. 

Tâm lý cờ bạc trên thị trường chứng hoán là có. Tuy nhiên, nhà đầu tư khác với cơ bạc, đầu tư chứng khoán có sự chuẩn bị và có thể dự đoán được thị trường. Những nhà đầu tư lớn trên thế giới đều có sự thành công nhất định nhưng để có sự thành công thì họ phải chuẩn bị đầu tư bài bản nghiên cứu nhất định, có nhà đầu tư thành công nhờ phân tích kỹ thuật, cũng có nhà đầu tư thành công nhờ phân tích cơ bản. Như quỹ của ông Warren Buffett chọn lọc cổ phiếu có nền tảng tăng trưởng tốt đi theo chu kỳ dài hạn. Hay có nhà toán học dựa trên dữ liệu lớn, qua phân tích dữ liệu chọn được đâu là cổ phiếu dòng tiền đang tham gia, quỹ này tăng trưởng tốt trong nhiều năm chứ không chỉ riêng một năm. 

Attention
The original article is written and published on VnEconomy in Vietnamese only. To read the full article, please use the Google Translate tool below to translate the content into your preferred language.
VnEconomy is not responsible for the translation.

Google translate