Cơ giới hóa trong sản xuất và chế biến đã được áp dụng trong các mắt xích của chuỗi cung ứng lúa gạo ở Đồng bằng sông Cửu Long, song tính đồng bộ chưa cao. Nhiều khâu trong quá trình sản xuất, chế biến vẫn làm thủ công đã gây ra nhiều lãng phí và tỷ lệ hao hụt cao trong chuỗi cung ứng, ảnh hưởng đến chất lượng lúa gạo.
Với các giải pháp công nghệ tiên tiến của các doanh nghiệp từ châu Âu mang đến Việt Nam, sẽ giúp giải quyết các vấn đề còn tồn đọng trong ngành lúa gạo.
Phát triển chuỗi giá trị lúa gạo
Ông Nguyễn Hồng Sơn - Viện trưởng Viện Khoa học nông nghiệp Việt Nam
Trong giai đoạn 2010-2018, tổng lượng gạo tiêu dùng của Việt Nam dao động từ 19 - 23 triệu tấn/năm, sản lượng gạo xuất khẩu dao động từ 4,9 - 7,7 triệu tấn/năm, giá trị xuất khẩu luôn đạt trên 2 tỷ USD/năm và mức kỷ lục 3,08 tỷ USD năm 2018. Song, ứng dụng công nghệ trong chuỗi giá trị lúa gạo còn thấp nên thu nhập của nông dân và doanh nghiệp chưa cao.
Hiện tỷ lệ cơ giới hóa khâu thu hoạch lúa trên cả nước là 50%, riêng Đồng bằng sông Cửu Long đạt 82%. Sấy lúa là khâu quan trọng có ảnh hưởng rất lớn đến tỷ lệ thu hồi và chất lượng gạo xay xát, nhưng năng lực sấy lúa của Đồng bằng sông Cửu Long còn thấp, chỉ đạt khoảng 56%. Các hệ thống kho chứa chưa đáp ứng được các yêu cầu kỹ thuật để bảo quản lúa dài ngày (từ 6 - 12 tháng).
Hiệu quả chuỗi giá trị ngành lúa gạo vẫn còn thấp, do tỷ lệ thất thoát cao, chất lượng gạo xuất khẩu còn thấp, phân phối lợi nhuận, chia sẻ rủi ro giữa nông dân và các đối tác còn bất cập. Cơ sở hạ tầng, công nghệ bảo quản, chế biến ở địa phương còn lạc hậu làm gia tăng tổn thất, và giảm chất lượng trong bảo quản.
Lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam đang chiếm khoảng 15% thị trường thế giới nhưng lại không có thương hiệu gạo nổi bật, nên không thu được giá trị gia tăng nhờ thương hiệu.
Chế biến sâu, đa dạng hóa các loại gạo và sản phẩm chế biến từ gạo còn chưa phát triển, các sản phẩm phụ từ gạo (trấu, cám, rơm rạ...) chưa được chế biến để nâng cao giá trị gia tăng, tăng hiệu quả sản xuất. Hiện chuỗi giá trị lúa gạo của Việt Nam chỉ mới dừng ở hạt gạo mà chưa có sản phẩm sau lúa gạo, bao gồm chế biến sâu hạt gạo, cám, trấu, rơm rạ.
Bên cạnh những thách thức trên thì những cơ hội mới cũng đã xuất hiện, có thể giúp phát triển bền vững chuỗi giá trị lúa gạo. Năm 2016, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn đã phê duyệt Quyết định số 1898 về tái cơ cấu ngành hàng lúa gạo đến 2020, tầm nhìn 2030, chuyển trọng tâm từ số lượng sang chất lượng, từ an ninh lương thực tới an toàn thực phẩm, gắn ngành lúa gạo với nhu cầu thị trường.
Tăng cường ứng dụng công nghệ hỗ trợ và máy móc thiết bị tiên tiến trong sản xuất, chế biến, bảo quản và đóng gói sản phẩm gạo, nâng cao chất lượng, tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm. Ưu tiên đầu tư cơ sở hạ tầng sản xuất, chế biến, kho chứa...
Công nghệ cao là công cụ quan trọng nhất để nâng cao giá trị gia tăng của nông nghiệp. Trong lĩnh vực lúa gạo, chuỗi giá trị lúa gạo thế giới hiện nay không chỉ giới hạn trong phạm vi sản xuất từ hạt giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật... đến sản phẩm cuối cùng là hạt gạo mà đã mở rộng, phát triển và liên kết sâu với các ngành công nghiệp khác để hình thành những ngành công nghiệp mới sau lúa gạo có giá trị gia tăng rất cao, thậm chí các phụ phẩm sau thu hoạch đã và đang được khai thác tối đa để tạo ra giá trị gia tăng cao.
Để có thể nâng cao giá trị nông sản, nhất là lúa gạo, thông tin về các sản phẩm được chế biến sau lúa, gạo là vô cùng hữu ích cho nông dân, nhà khoa học, các doanh nghiệp và quản lý nhà nước trong nỗ lực nghiên cứu, học hỏi các phương thức sản xuất mới trên thế giới, nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng lúa, hạt gạo, và các phụ phẩm sau thu hoạch.
Biến phế phẩm thành nguồn năng lượng có giá trị
Ông Kevin Vandewalle - Giám đốc kinh doanh Công ty Vyncke
Lâu nay vỏ trấu chỉ là phế phẩm của các nhà máy xay xát gạo, nếu được sử dụng cũng cho giá trị không cao, nhưng với công nghệ của Vyncke đã "biến" vỏ trấu thành nguồn lợi có giá trị cao - nguồn năng lượng sinh khối. Bằng cách chuyển đổi nhiệt, vỏ trấu được dùng sản xuất hơi nước, năng lượng điện và tro chất lượng cao, giúp tăng thêm thu nhập cho nhà máy từ việc bán điện cho lưới điện quốc gia.
Các khối lượng trấu dư thừa cung cấp như nguồn nguyên liệu tiềm năng cho các nhà máy năng lượng sinh khối. Các nhà máy xay xát thường tiêu thụ một lượng lớn năng lượng nhiệt và điện, chi phí năng lượng chiếm phần lớn trong chi phí hoạt động hàng tháng. Năng lượng nhiệt ở dạng nước nóng hoặc hơi nước rất cần thiết cho việc sấy lúa và để sản xuất gạo đồ.
Chúng tôi đưa đến các giải pháp để các nhà máy xay xát tự cung cấp năng lượng với các nồi hơi có độ tin cậy cao, hơi nóng để sấy lúa và sấy khô hoặc kết hợp với phát điện. Trong quy trình sấy lúa, hơi nước dùng để đảm bảo phân phối nhiệt đều và đảm bảo gạo đạt chất lượng tốt, tránh hạt gạo bị sẫm màu.
Do hầu hết các nhà máy xay xát sản xuất quá nhiều trấu, xây dựng một nhà máy điện "đồng phát" sẽ cho hiệu quả cao - nơi nhiệt và năng lượng được tạo ra đồng thời, năng lượng được coi là một sản phẩm phụ miễn phí, giảm chi phí mua điện từ lưới điện.
Các giải pháp công nghệ mà chúng tôi thiết kế đặc biệt để xử lý các đặc tính tro. Tro từ lò hơi Vyncke được đốt bằng hệ thống Dynamic watercooled stepgrate® là loại tro nguyên liệu thô rất có giá trị có thể bán cho các ngành công nghiệp thép và bê tông.
Vyncke cũng đã phát triển SM@RTPLANT như một nền tảng để giám sát và chủ động điều khiển nhà máy năng lượng dựa trên dữ liệu thời gian thực. SM@RTPLANT giúp giải phóng gánh nặng cho doanh nghiệp trong việc vận hành nhà máy năng lượng, nhờ vậy, doanh nghiệp có thể tập trung vào hoạt động kinh doanh cốt lõi của họ.
Giải pháp công nghệ chế biến gạo đồ cao cấp
Ông Joachim Sontag - Giám đốc Công ty Sontag Consult, kiêm Giám đốc đại diện Studio Tecnico Appiani (STA) tại Đông Nam Á
Là công ty hàng đầu thế giới về công nghệ chế biến gạo đồ, STA góp phần nâng cao chất lượng gạo đồ và nâng vị thế xuất khẩu Việt Nam trên thị trường gạo đồ toàn cầu. Chìa khóa của chất lượng và tính linh hoạt là nồi hấp áp suất liên tục kết hợp với tự động hóa hoàn toàn, cùng quy trình ngâm lúa được kiểm soát riêng lẻ.
Tại thị trường nội địa lẫn xuất khẩu, STA cung cấp các quy trình làm gạo ăn liền theo cách, gạo được ngâm và hấp dưới áp suất cao. Sau quá trình nấu, tinh bột dư được rửa sạch ở bước ngâm thứ hai. Lúc này, nhà sản xuất có thể bổ sung các thành phần khác nhau để tạo nên sự đa dạng sản phẩm.
Ví dụ các loại hương liệu như nghệ tây, cà chua, nấm hoặc gia vị (cà ri, ớt). Gạo cũng có thể được nhuộm màu hoặc làm giàu với vitamin và khoáng chất. Việc điều chỉnh các tham số trong quá trình chế biến với một thiết bị có thể tạo ra các sản phẩm gạo ăn liền, hay các loại ngũ cốc khác.
Hiện nay, bánh gạo hay snack gạo là món ăn vặt ưa thích của người tiêu dùng giữa các bữa chính. Sự gia tăng nhu cầu về các loại snack tốt cho sức khỏe đến từ nhiều phân khúc người tiêu dùng là nguyên nhân thúc đẩy sự tăng trưởng của thị trường bánh gạo.
Hàm lượng dinh dưỡng trong bánh gạo rất cao, vì là dạng snack được làm bằng nguyên liệu tự nhiên, nên người tiêu dùng không phải lo lắng về hương vị nhân tạo hoặc hàm lượng gluten. Mức độ tiêu thụ snack gạo giữa các bữa ăn ngày càng tăng, đã thúc đẩy sự tăng trưởng của thị trường bánh gạo toàn cầu.
Tại Việt Nam, do thay đổi cách chi tiêu ở giới trẻ và do thu nhập bình quân tăng lên, nên thị trường ăn vặt ngày càng trở nên hấp dẫn hơn đối với nhà sản xuất. Cuộc sống đang thay đổi theo lối công nghiệp, khiến giới trẻ tiêu dùng nhiều hơn và chuyện ăn vặt trở thành nhu cầu thiết yếu trong các buổi gặp mặt.
Trước khi làm bánh, gạo được tăng độ ẩm và đưa vào khuôn máy. Trong khuôn, gạo bị nén và làm nóng nhanh khiến hạt gạo phồng to. Do bị ép trong khuôn nên các hạt gạo dính vào nhau và tạo hình chiếc bánh. Bánh có nhiều hình dáng khác nhau: bánh tròn đường kính 9 cm, bánh tròn hoặc tam giác nhỏ hơn... có vị trung tính, hơi nhạt.
Ngoài việc cung cấp công nghệ chế biến gạo đồ, bánh gạo, snack gạo... STA còn cung cấp máy ép dầu cám bằng phương pháp ép cơ khí. Dầu cám gạo là một trong số các loại dầu ăn tốt nhất cho sức khỏe nhờ hàm lượng vitamin, khoáng chất và các chất phức tạp như Gamma- Oryzanol làm giảm cholesterol.
Khác với việc khai thác bằng cách dùng các loại dung môi trích ly ở quy mô lớn hoặc nhỏ, dầu cám được sản xuất mà không cần thêm hóa chất, và được bán trên thị trường dưới dạng sản phẩm hữu cơ có giá trị cao, nếu cám có nguồn gốc hữu cơ...
Granifrigor – công nghệ mới chế biến gạo
Ông Claus Braunbeck - Giám đốc kinh doanh khu vực Châu Á - Thái Bình Dương
Các loại ngũ cốc đều có thể làm lạnh bằng máy GranifrigorTM. Nhưng ứng dụng kinh tế nhất là trong ngành lúa gạo, vì đây là loại cây trồng duy nhất đòi hỏi sau khi thu hoạch và bảo quản chất lượng hạt gạo không được thay đổi nhiều.
Với yêu cầu đó, chúng tôi mang đến công nghệ làm mát ngũ cốc của GranifrigorTM sẽ giúp sản xuất khối lượng lớn gạo cao cấp có chất lượng đáng tin cậy ở châu Á và nước xuất khẩu gạo lớn như Việt Nam, và chúng tôi đã trở thành đối tác đáng tin cậy cho ngành lúa gạo ở Đông Nam Á (bao gồm Việt Nam).
Được phát minh vào thập kỷ 60 của thế kỷ trước, sự phát triển của công nghệ làm mát GranifrigorTM ngày càng trở nên thân thiện với môi trường. Trong những năm 1990, FrigorTec đã sử dụng các thiết bị làm lạnh không chứa Freon để giảm thiểu chi phí và bảo vệ môi trường và tuân theo các quy định của pháp luật nhằm bảo vệ tầng Ozone.
Đầu thiên niên kỷ mới, FrigorTec đã tiếp quản và điều chỉnh công nghệ theo hướng hiện đại với màn hình cảm ứng và công nghệ biến tần giúp kết nối trực tuyến, giúp người dùng có thể truy cập hoạt động máy mát GranifrigorTM ở bất kỳ thiết bị nào nếu được kết nối Internet.
GranifrigorTM bao gồm 12 loại máy có kích cỡ khác nhau, được sản xuất để đáp ứng nhu cầu đa dạng về công suất và khu vực khí hậu. Máy làm lạnh lúa gạo có công suất lớn nhất, có thể vận chuyển bằng container đến nhiều nơi khác nhau trên toàn thế giới.
Máy nén khí Hitachi – sự lựa chọn cho ngành lúa gạo
Ông Johnny Poh - Giám đốc Kinh doanh khu vực Châu Á - Máy nén khí Hitachi
Là đơn vị chuyên tư vấn, cung cấp và lắp đặt hệ thống máy nén khí cho các nhà máy thuộc mọi lĩnh vực, bao gồm lĩnh vực chế biến lương thực, thực phẩm. Do vậy, máy nén khí Hitachi do Công ty Cổ phần kỹ thuật Việt Sơn cung cấp được nhiều doanh nghiệp chế biến lúa gạo ưu tiên lựa chọn đầu tư, vì:
Chi phí đầu tư ban đầu hợp lý; sử dụng công nghệ tiên tiến giúp tiết kiệm điện năng và bảo vệ môi trường; động cơ bền bỉ, hoạt động 24/7, ít sự cố, đem lại nguồn khí ổn định; lưu lượng khí lớn với công suất nhỏ, đảm bảo đáp ứng nhu cầu khí nén của nhà máy mà vẫn tiết kiệm chi phí; dầu bôi trơn chất lượng cao được sản xuất riêng cho máy nén khí Hitachi, giúp máy hoạt động ổn định trong thời gian dài; máy vận hành êm, ít rung lắc và ít gây tiếng ồn;
Màn hình cảm ứng màu LCD với các phím chức năng trực quan, dễ nhớ, dễ sử dụng; dữ liệu cài đặt và lịch sử chạy máy được lưu trữ dễ dàng bằng USB giúp quý khách dễ dàng đánh giá và điều chỉnh cài đặt máy để phù hợp với nhu cầu nhà máy và tiết kiệm điện năng; điều khiển hoạt động máy và điều chỉnh cài đặt từ xa bằng máy tính hoặc tablet thông qua mạng bluetooth hoặc mạng LAN; đa dạng chủng loại, công suất và áp lực phù hợp với nhu cầu.
Bên cạnh máy nén khí, công ty cũng cung cấp máy sấy khí, lọc khí và bình chứa khí để hoàn thiện hệ thống khí nén của khách hàng, mang đến nguồn khí sạch nhất và ổn định nhất.
Không chỉ cung cấp thiết bị, chúng tôi còn tư vấn lắp đặt và cung cấp dịch vụ lắp đặt khi khách có nhu cầu. Với đội ngũ kỹ sư và kỹ thuật có tay nghề cao, được đào tạo bài bản từ các nhà máy Hitachi, khách hàng hoàn toàn có thể tin tưởng vào dịch vụ lắp đặt của chúng tôi.
Bảo quản bằng hệ thống silo đảm bảo chất lượng gạo
Ông Fernando Luengo - Giám đốc Kinh doanh khu vực Đông Nam Á – Công ty Symaga
Với hơn 30 năm kinh nghiệm, Symaga là công ty của Tây Ban Nha chuyên thiết kế, sản xuất và kinh doanh các silo thép mạ kẽm, dành lưu trữ hạt giống, ngũ cốc, mạch nha, hạt có dầu, thóc gạo phục vụ sản xuất nông nghiệp, chế biến nông nghiệp, nhiên liệu và sản phẩm sinh học.
Các sản phẩm của Công ty Symaga có độ bền và độ tin cậy cao, lắp ráp dễ dàng đã được thế giới công nhận. Các silo được làm bằng thép mạ kẽm, với lớp phủ 600 gr/m2, đảm bảo tuổi thọ sản phẩm nhiều hơn gần gấp đôi so với các nhà sản xuất khác.
Tất cả các nguyên liệu được Symaga sử dụng đều có chứng nhận chất lượng tốt nhất và có xuất xứ châu Âu. Ngoài ra, Symaga cũng liên tục đầu tư vào R + D + i. Công nghệ mới này được phát triển cùng với khách hàng và nhà cung cấp, nhờ đó chất lượng sản phẩm và dịch vụ luôn được cải thiện, tăng giá trị sản phẩm và hiệu quả cho khách hàng.
Symaga lưu trữ hơn 12.000 tấn thép mạ kẽm, đảm bảo giao hàng đúng theo thời hạn, và liên tục đầu tư các công nghệ thế hệ mới để tự động hóa hoàn toàn dây chuyền sản xuất, nhờ đó sản phẩm luôn đạt tiêu chuẩn chất lượng mức tối đa. Sản phẩm của Symaga được mang nhãn hiệu của Liên minh châu Âu (EC).
Hệ thống kiểm soát chất lượng đa dạng từ vật liệu đầu vào và trong tất cả các giai đoạn của quy trình sản xuất, cho phép đảm bảo chất lượng tối ưu cho đến khi giao hàng. Symaga còn có chương trình quản lý chất lượng riêng, cho phép kiểm soát tất cả hoạt động của quy trình sản xuất trong thời gian thực tế.
Tất cả các máy, bao gồm cả trong quy trình sản xuất đều có hệ thống CNC, "Điều khiển số máy tính", để đảm bảo độ chính xác và chuẩn hóa chất lượng. Các sản phẩm của Symaga rất đa dạng, có thể sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau.
Các dòng sản phẩm đang phát triển cho phép công ty cung cấp một hệ thống lưu trữ đáp ứng nhu cầu khách hàng bằng việc cung cấp các silo có dung tích từ 5m3 - 25.000m3.
Các sản phẩm mà Symaga có thể cung cấp gồm: Silos đáy thẳng hoặc đáy phễu bê tông dùng bảo quản lâu dài số lượng lớn các loại hạt và giống cây trồng ... Hopper lưới thép silo với góc nghiêng 45 độ hoặc 60 độ, phục vụ quá trình dỡ bỏ tự động do trọng lực. Silo kết cấu, được sử dụng trong hoạt động bốc dỡ vào xe tải hoặc tàu bè. Silo với trữ lượng nhỏ phục vụ sản xuất nông nghiệp.
Các giải pháp chế biến lúa gạo hiện đại
Ông Rustom Mistry - Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Bühler Việt Nam
Bühler có hơn 150 năm lịch sử phát triển các sản phẩm và giải pháp công nghệ cao, cùng với mạng lưới phủ trên 140 quốc gia với các văn phòng bán hàng, và trạm dịch vụ ở các quốc gia này, và 27 nhà máy sản xuất để đảm bảo dịch vụ hậu cần hiệu quả, đồng thời đáp ứng nhu cầu hàng hoá chất lượng cao cho khách hàng ở các thị trường khác nhau.
Bühler hiện có 25 trung tâm nghiên cứu phát triển sản phẩm, trong đó có trung tâm ứng dụng dành cho ngành gạo và 100 trung tâm dịch vụ trên toàn thế giới, bao gồm Trung tâm Bangalore chuyên về gạo để có thể có mặt mọi lúc, mọi nơi khi khách hàng yêu cầu.
Các giải pháp "chìa khóa trao tay" đã được phát triển để phù hợp với tất cả qui mô công suất, và ở mọi công đoạn của qui trình chế biến từ thóc, làm sạch sơ bộ, sấy khô, bảo quản (Silos), xay xát gạo (làm sạch, bóc vỏ, xát trắng, đánh bóng, phân loại bán màu) cho đến đóng bao thành phẩm, bên cạnh giải pháp chế biến, còn có các giải pháp giúp gia tăng giá trị của sản phẩm, như: ép viên trấu, gạo dinh dưỡng, bột gạo, cám ổn định, gạo tăng cường, mì không có gluten...
Các sản phẩm của Bühler tập trung vào việc nâng cao hiệu suất vận hành để luôn giúp khách hàng thành công trong việc tạo ra hầu hết nguyên liệu thô và có thể đạt được lợi tức đầu tư tối ưu.
Nhằm phục vụ khách hàng Việt Nam và khu vực tốt hơn, Bühler Việt Nam được thành lập từ năm 2012, có trụ sở văn phòng và nhà máy tại Long An - nơi sản xuất hầu hết các máy móc cho dây chuyền chế biến gạo, đáp ứng thị trường Việt Nam và các nước trong khu vực. Với tiêu chuẩn chất lượng toàn cầu, khách hàng tại Việt Nam dễ dàng tiếp cận các sản phẩm của Bühler với chất lượng từ Thụy Sỹ, giá cả phù hợp.