Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu (mã ABC-HOSE) thông báo giao dịch cổ phiếu của tổ chức có liên quan đến người nội bộ của ACB.
Theo đó, Asia Reach Investments Limited (ARIL) đăng ký bán hết hơn 54,3 triệu cổ phiếu, tương ứng 2,514% vốn, Còn, First Burns Investments Limited (FBIL) cũng muốn bán hết hơn 53,5 triệu cổ phiếu ACB, tỷ lệ 2,475%. Các giao dịch được thực hiện từ ngày 10/3 đến ngày 8/4.
Được biết, cả hai cổ đông trên đều là tổ chức liên quan đến ông Dominic Timothy Charles Scriven - Thành viên Hội đồng quản trị của ACB.
Theo chiều ngược lại, từ ngày 1/3 đến ngày 8/4, DC Developing Markets Strategies Public Ltd Co, (DCDMSPLC), một cổ đông khác của ACB đăng ký mua vào 5 triệu cổ phiếu ACB. Nếu giao dịch thành công sẽ nâng sở hữu lên hơn 7,82 triệu cổ phiếu, tỷ lệ 0,362%.
Như vậy, nếu giao dịch thành công, hai quỹ liên quan tới Dragon Capital sẽ bán hơn 100 triệu cổ phiếu ACB, tương đương với 4,989% vốn điều lệ ngân hàng.
Trên thị trường, giá cổ phiếu ACB chốt phiên ngày 5/3, mỗi cổ phiếu ACB đứng ở mức 32.450 đồng một cổ phiếu và tạm tính với mức giá 32.450 đồng/cổ phiếu của ACB, thì FBIL và ARIL sẽ thu về lần lượt hơn 1.736 tỷ đồng và 1.763 tỷ đồng nếu bán thành công toàn bộ cổ phiếu ACB.
Về kết quả kinh doanh, ACB công bố lợi nhuận sau thuế hợp nhất năm 2020 tăng gần 1.673 tỷ đồng, tương ứng 27,84% đạt 7.683 tỷ đồng là do thu nhập lãi thuần năm 2020 tăng 2.470 tỷ đồng; lãi thuần từ mua bán chứng khoán đầu tư tăng gần 678 tỷ đồng trong khi chi phí hoạt động giảm hơn 682 tỷ đồng so với năm 2019.
Theo dự đoán của SSI, lợi nhuận năm 2021 của ACB dự báo tăng mạnh +23% so với cùng kỳ, đạt 11,8 nghìn tỷ đồng. Tăng trưởng lợi nhuận ước tính sẽ được hỗ trợ bởi mức tăng trưởng tín dụng 15%, NIM mở rộng 22 bps lên 3,88%, sự hồi phục về thu dịch vụ và ghi nhận 567 tỷ đồng phí bancassurance trả trước và SSI ước tính ROE sẽ duy trì ở mức 23,7%, đây là mức cao thứ 2 trong số các ngân hàng mà chúng tôi nghiên cứu.