August 24, 2011 | 08:54 GMT+7

Hàng bình ổn giá vẫn khó vào chợ dân sinh

Y Nhung

Chương trình bình ổn giá triển khai trên địa bàn Hà Nội năm 2011 sẽ được thực hiện dài hơn so với năm 2010

Bình ổn giá là chương trình được áp dụng cho tất cả các đối tương, không phân biệt người giàu, người nghèo.
Bình ổn giá là chương trình được áp dụng cho tất cả các đối tương, không phân biệt người giàu, người nghèo.
Với “sứ mệnh” giữ cho giá của các nhóm mặt hàng thiết yếu không bị đẩy lên qua cao khi thị trường có biến động, hàng bình ổn giá đang vấp phải sự phản đối của các tiểu thương khi đi vào các chợ dân sinh.

Từ các ưu điểm nổi trội như, hàng hoá có nguồn gốc xuất xứ rõ rằng, khi thị trường có biến động, các mặt hàng thuộc diện bình ổn vẫn được bán ra với giá thấp hơn thị trường 10%, các điểm bán hàng bình ổn giá khi đến các chợ dân sinh trên địa bàn Thủ đô đã gây bức xúc lớn cho các tiểu thương. Tại nhiều nơi đã có hiện tượng biển bán hàng bình ổn giá cứ treo hôm trước hôm sau đã bị hạ xuống, bảng niêm yết giá thì liên tục bị xé bỏ…

Thông tin trên đã được ông Nguyễn Văn Đồng, Phó giám đốc Sở Công thương Hà Nội cho biết tại buổi họp báo chiều 23/8, về kết quả triển khai Chương trình “Bình ổn giá các mặt hàng thiết yếu trên địa bàn Hà Nội” 4 tháng đầu năm 2011.

Tuy nhiên, ông Đồng cho rằng, bình ổn giá là chương trình hướng tới tất cả các đối tượng, góp phần kiềm chế lạm phát và thúc đẩy sản xuất phát triển, vì vậy, không nên vì lợi ích cá nhân, trước mắt mà làm ảnh hưởng đến ý nghĩa của hoạt động này.

Chương trình bình ổn giá triển khai trên địa bàn Hà Nội năm 2011 sẽ được thực hiện dài hơn so với năm 2010. Cụ thể chương trình sẽ diễn ra từ 1/6/2011 đến 30/4/2012. Năm nay, có 17 doanh nghiệp tham gia chương trình. Ngoài 9 mặt hàng bình ổn của năm 2010 như gạo, thịt lợn, trứng… thì năm 2011 có thêm mặt hàng giấy, vở học sinh cũng được đưa vào chương trình bình ổn.

Tính đến tháng 8/2011, Thành phố Hà Nội đã tạm ứng vốn đợt 1 cho 11 doanh nghiệp với tổng số tiền là 319,5 tỷ đồng, trên tổng số 475 tỷ đồng. Ngoài các điểm bán hàng bình ổn cố định đã được doanh nghiệp đăng ký với ban tổ chức, còn có các chương trình bán hàng bình ổn dưới các hình thức như: bán hàng lưu động tại khu vực nông thôn, các khu cụm công nghiệp; tổ chức đưa hàng về nông thôn...

Theo ông Nguyễn Văn Đồng, hiện trên địa bàn thành phố đã có 561 điểm bán hàng bình ổn, trong đó có 271 điểm bán hàng ở khu vực ngoại thành, tăng gấp 3 lần so với năm 2010. Để đáp ứng nhu cầu của người dân, sắp tới, chương trình sẽ tăng thêm hơn 100 điểm bán hàng tại nhiều khu vực.

“Ngoài ra, tính đến nay chương trình đã tổ chức được 17 phiên chợ và 40 chuyến bán hàng lưu động về các huyện. Điểm khác biệt so với chương trình bình ổn giá của năm 2010 đó là năm nay thành phố sẽ tăng gấp đôi các phiên chợ hàng Việt, bên cạnh đó, điểm bán hàng lưu động cũng tăng, dự kiến lên 235 chuyến”, ông Đồng cho biết thêm.

Về giá bán, theo khẳng định của lãnh đạo Sở Công Thương, năm nay các doanh nghiệp tham gia bình ổn phải đăng ký giá, sau khi kiểm tra liên Sở Tài chính – Công Thương chấp nhận, giá bán đó mới được thực  hiện. Khi thị trường có sự biến động, các doanh nghiệp này cũng phải  trình phương án giá bán mới lên liên sở, từ 3 – 5 ngày, các cơ quan trên sẽ có ý kiến cuối cùng.
Attention
The original article is written and published on VnEconomy in Vietnamese only. To read the full article, please use the Google Translate tool below to translate the content into your preferred language.
VnEconomy is not responsible for the translation.

Google translate