September 06, 2022 | 11:11 GMT+7

Hanoi creating jobs post-pandemic

Nhật Dương -

Some 153,523 jobs were created in Hanoi in the first eight months of 2022, representing 96 per cent of the annual plan and 38,728, or 33.7 per cent, more jobs than were created in the first eight months of 2021. The Hanoi Department of Labor, Invalids and Social Affairs has forecast that the recruitment needs of businesses will be focused on office, sales, and production staff, electronic component assembly, and other fields.

Photo: Illustration
Photo: Illustration

Thị trường lao động Hà Nội tiếp tục có sự phục hồi trong bối cảnh thích ứng an toàn, linh hoạt và kiểm soát hiệu quả dịch bệnh Covid-19.

Thống kê của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Hà Nội cho thấy, từ đầu năm đến nay, thành phố đã giải quyết việc làm cho 153.523/160.000 lao động, đạt 96% kế hoạch năm, tăng 38.728 lao động được tạo việc làm, tương đương tăng 33,7% so với 8 tháng năm 2021.

Sở Lao động – Thương binh và Xã hội Hà Nội dự kiến, trong thời gian tới, nhu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp sẽ tập trung chủ yếu ở khối nhân viên văn phòng, nhân viên kinh doanh – bán hàng, công nhân sản xuất, công nhân lắp ráp linh kiện điện tử…

Bên cạnh đó, với việc mở cửa trở lại hoạt động du lịch, nhu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp trong nhóm ngành dịch vụ lưu trú, ăn uống; dịch vụ du lịch, lữ hành sẽ tăng từ 15 – 20% so với giai đoạn trước.

Là đơn vị trực tiếp thực hiện hoạt động kết nối nhu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp và người lao động, ông Vũ Quang Thành, Phó Giám đốc Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội thông tin, thông qua việc tiếp nhận các đơn hàng từ phía doanh nghiệp, nhu cầu tuyển dụng hiện nay rất đa dạng ở nhiều lĩnh vực, vị trí việc làm.

“Dự báo ngoài nhóm ngành sản xuất, một số đơn vị tuyển dụng số lượng lớn sẽ tập trung ở nhóm thương mại dịch vụ, du lịch, công nghệ thông tin”, ông Thành nhận định.

Một số nhóm ngành khác cũng được dự báo sẽ có xu hướng tuyển dụng lớn trong thời gian tới là nhóm ngành chăm sóc sức khỏe, giao nhận hàng và công nghiệp chế biến…

Ông Mạc Quốc Anh, Phó Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa Hà Nội, cũng cho rằng, thị trường lao động phục hồi nhanh do các doanh nghiệp tuyển dụng lao động để đáp ứng các đơn hàng trước đó.

Doanh nghiệp phục hồi sản xuất thúc đẩy việc tuyển lực lượng sản xuất, đặc biệt là nhóm lao động phổ thông rất cao, nhất là ở nhóm điện tử, may mặc hiện đang tiếp nhận những đơn hàng với số lượng tuyển dụng rất lớn. Đây cũng là những nhóm ngành đang thiếu lao động nhiều nhất trong thời điểm này.

Từ thực tế tại doanh nghiệp, bà Nguyễn Thị Thuý Ngọc, nhân viên tuyển dụng Công ty TNHH Hana Kovi Việt Nam (Phúc Thọ, Hà Nội), cho biết do mở rộng thêm một chi nhánh, vì vậy đơn vị này đang rất “khát” lao động để sản xuất, hiện doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng khoảng 200 công nhân may, cắt.

Để thu hút lao động ứng tuyển, công ty đưa ra các chế độ đãi ngộ hấp dẫn, với mức thu nhập của công nhân có thể từ 7-9 triệu đồng/tháng, ngoài ra còn được tham gia chế độ bảo hiểm xã hội theo quy định pháp luật.

Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đánh giá thị trường lao động trong nước hiện vẫn còn bị tác động tiêu cực của đại dịch Covid-19 nhưng mức độ đã giảm đi rất nhiều. Tính đến quý 2/2022 chỉ còn 8 triệu người chịu ảnh hưởng tiêu cực bởi đại dịch (giảm 8,9 triệu so với quý trước và giảm 4,8 triệu so với cùng kỳ năm trước).

Hiện nay, thị trường lao động đang phục hồi tương đối nhanh với mức tăng khá cả trong lực lượng lao động và việc làm, chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng tích cực, chất lượng việc làm được cải thiện, thu nhập bình quân tháng của người lao động tăng, tình trạng thất nghiệp và thiếu việc làm được cải thiện. 

Nhu cầu tuyển dụng năm 2022 của các doanh nghiệp là gần 1,3 triệu lao động, tăng 18% so với năm 2021. Trong khi đó, nguồn cung lao động đang dần tăng trở lại, riêng quý 2/2022, số lao động có việc làm là 50,54 triệu người, tăng 701.800 người so với cùng kỳ năm trước.

Attention
The original article is written and published on VnEconomy in Vietnamese only. To read the full article, please use the Google Translate tool below to translate the content into your preferred language.
VnEconomy is not responsible for the translation.

Google translate