October 02, 2024 | 18:25 GMT+7

Hỗ trợ ngành cơ khí, chế tạo tiếp cận công nghệ ít phát thải carbon

Vũ Khuê -

Các công nghệ, giải pháp cho sản xuất bền vững, giảm thiểu chất thải và nhiên liệu, nguyên liệu nhằm xây dựng nhà máy thông minh được xem là chìa khóa quan trọng cho ngành cơ khí chính xác và sản xuất chế tạo phát triển bền vững...

Chính phủ đặt mục tiêu, đến năm 2025 ngành cơ khí được phát triển với đa số các chuyên ngành có công nghệ tiên tiến.
Chính phủ đặt mục tiêu, đến năm 2025 ngành cơ khí được phát triển với đa số các chuyên ngành có công nghệ tiên tiến.

Với trên 90 nhà trưng bày đến từ hơn 13 quốc gia và vùng lãnh thổ, bao gồm Đài Loan (Trung Quốc), Đức, Hàn Quốc, Hoa Kỳ, Hồng Kông (Trung Quốc), Indonesia, Israel, Nhật Bản, Singapore, Thái Lan, Thụy Sĩ, Trung Quốc và Việt Nam, Triển lãm quốc tế lần thứ 10 về cơ khí chính xác và sản xuất chế tạo (MTA Hanoi 2024) được xem là nơi hội tụ của các công nghệ tiến tiến trong ngành cơ khí chính xác và sản xuất chế tạo, nơi mà kết nối các cơ hội cho doanh nghiệp sản xuất, cơ khí chế tạo tại các tỉnh phía Bắc tiếp cận thiết bị, công nghệ tiên tiến.

MTA Hanoi 2024 có trên 90 nhà trưng bày đến từ hơn 13 quốc gia và vùng lãnh thổ, bao gồm Đài Loan (Trung Quốc), Đức, Hàn Quốc, Hoa Kỳ, Hồng Kông (Trung Quốc), Indonesia, Israel, Nhật Bản, Singapore, Thái Lan, Thụy Sĩ, Trung Quốc và Việt Nam.

 NGÀNH CHẾ BIẾN, CHẾ TẠO TIẾP TỤC LÀ ĐỘNG LỰC DẪN DẮT

Theo Tổng cục Thống kê, tình hình kinh tế nước ta sau 8 tháng năm 2024 tiếp tục có những bước tiến tích cực. Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp (IIP) tháng 8/2024 ước tính tăng 2,0% so với tháng trước và tăng 9,5% so với cùng kỳ năm trước.

Tính chung 8 tháng năm 2024, IIP ước tính tăng 8,6%. Trong đó, ngành chế biến, chế tạo tiếp tục đóng vai trò nền tảng, là động lực dẫn dắt tăng trưởng của nền kinh tế, với mức tăng 9,7%, đóng góp 8,4 điểm phần trăm trong mức tăng chung.

Trong năm 2023, lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo thu hút được trên 23,5 tỷ USD vốn FDI, chiếm 64,2% tổng vốn FDI đăng ký vào Việt Nam, tăng 39,3% so với năm 2022, trở thành ngành thu hút vốn FDI lớn nhất trong tổng số 18 ngành kinh tế có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài.

Xét về số lượng dự án mới, công nghiệp chế biến, chế tạo cũng là ngành dẫn đầu về số dự án, chiếm 33,7% và điều chỉnh vốn, chiếm 54,8%. Kết quả thu hút FDI vào lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo năm qua cho thấy, các nhà đầu tư nước ngoài vẫn tiếp tục tin tưởng vào tiềm năng và môi trường kinh doanh thuận lợi của ngành tại Việt Nam.

Những năm gần đây, nhiều tỉnh thành phía Bắc có ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng trưởng đột phá. Điển hình là Quảng Ninh với mục tiêu đến năm 2025, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo sẽ đạt tốc độ tăng giá trị gia tăng bình quân 17%/năm, thu hút tổng vốn đầu tư đạt trên 50.000 tỷ đồng. Hưng Yên với ưu tiên phát triển sản phẩm công nghiệp công nghệ cao, định hướng đến năm 2030, sản xuất linh kiện phụ tùng cơ khí kim loại đạt 1.000 - 1.200 nghìn sản phẩm, thép chế tạo đạt 250 - 300 tấn sản phẩm các loại. Hay Vĩnh Phúc với quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 định hướng phát triển cơ khí chế tạo, lắp ráp và sản xuất kim loại trở thành ngành công nghiệp nền tảng.Hỗ trợ ngành cơ khí, chế tạo tiếp cận công nghệ ít phát thải carbon - Ảnh 1

MTA Hanoi 2024 thu hút trên 90 nhà trưng bày, từ 13 quốc gia và vùng lãnh thổ.

ÁP LỰC VỀ PHÁT THẢI CARBON NGÀY CÀNG CAO

Song theo Quyết định 13/2024/QĐ-TTg có hiệu lực thi hành từ ngày 1/10/2024, sẽ có 2.166 doanh nghiệp phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính cập nhật năm 2024. Trong đó, sản xuất thép là một trong những ngành có nhiều doanh nghiệp nằm trong danh sách này. Đây là nền tảng ban đầu để tiến tới giai đoạn 2 áp dụng hạn ngạch cắt giảm và cơ chế trao đổi, bù trừ tín chỉ carbon. Điều này cho thấy lộ trình và quyết tâm của Chính phủ trong việc thực hiện cam kết Net zero vào năm 2050.

Cùng với đó, theo chiến lược Phát triển ngành cơ khí Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035, Quyết định số 319/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ đặt mục tiêu, đến năm 2025 ngành cơ khí được phát triển với đa số các chuyên ngành có công nghệ tiên tiến, chất lượng sản phẩm đạt tiêu chuẩn quốc tế, tham gia sâu hơn nữa vào giá trị toàn cầu.

Giai đoạn đến năm 2030 đạt 40% tổng sản lượng ngành cơ khí, đến năm 2035 đạt 45% tổng sản lượng ngành cơ khí. Theo xu hướng đó, các công nghệ, giải pháp cho sản xuất bền vững, giảm thiểu chất thải và nhiên liệu, nguyên liệu nhằm xây dựng nhà máy thông minh được xem là chìa khóa quan trọng.

Phát biểu tại lễ khai mạc MTA Hanoi 2024 diễn ra vào sáng 2/10, ông William Lim, Giám đốc thương hiệu Công ty Informa Markets Việt Nam, cho biết trong bối cảnh này vai trò của các triển lãm quốc tế về ngành cơ khí như MTA Hanoi là điều không thể phủ nhận. Triển lãm mang những công nghệ sản xuất tiên tiến, thông minh và bền vững đến gần hơn với doanh nghiệp Việt Nam.

“MTA Hanoi 2024 trở lại từ ngày 2 – 4/10 không chỉ tạo điều kiện để các nhà sản xuất quảng bá sản phẩm và công nghệ mới của họ, mà còn giúp doanh nghiệp có thể tìm kiếm các giải pháp kỹ thuật tối ưu nhất cho dây chuyền sản xuất hiện tại”, ông William Lim nhấn mạnh.

Attention
The original article is written and published on VnEconomy in Vietnamese only. To read the full article, please use the Google Translate tool below to translate the content into your preferred language.
VnEconomy is not responsible for the translation.

Google translate