June 24, 2024 | 21:38 GMT+7

Khối lượng bán chủ động cao kỷ lục 1 tháng, cầu đỡ chờ giá

Thu Minh -

Hôm nay xuất hiện lực bán chủ động đột biến trong phiên chiều, với khối lượng bán chủ động đạt hơn 95,6 triệu đơn vị - cao nhất trong 1 tháng gần đây chủ yếu từ nhà đầu tư cá nhân. Tuy nhiên tổng thể dòng vốn cá nhân vẫn mua ròng, chỉ là thụ động chờ giá...

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Kết thúc phiên giao dịch ngày 24/06/2024, chỉ số VN-Index giảm 2,18% đóng cửa ở mức 1.254,12 điểm. Tổng giá trị giao dịch trên 3 sàn đạt 36.767,1 tỷ đồng, tăng 45,5% so với phiên cuối tuần trước. Trong đó, giá trị giao dịch trên sàn HOSE đạt 31.773 tỷ đồng.

Tính riêng khớp lệnh, giá trị giao dịch toàn thị trường đạt 32.837,0 tỷ đồng, tăng +49,1% so với phiên cuối tuần trước, +46,5% so với trung bình 5 phiên và +41,7% so với trung bình 20 phiên.

Hôm nay xuất hiện lực bán chủ động đột biến trong phiên chiều, với khối lượng bán chủ động đạt hơn 95,6 triệu đơn vị - cao nhất trong 1 tháng gần đây chủ yếu từ nhà đầu tư cá nhân. Trong khi đó, khối lượng mua chủ động duy trì ở mức tương đương các phiên gần đây.

Xét theo ngành, thanh khoản tăng trên diện rộng, đáng chú ý ở các ngành chủ chốt, Công nghệ thông tin và Hóa chất, ngược lại giảm ở Dệt may và Thiết bị viễn thông. Về biến động giá, Lâm sản và chế biến gỗ, Lốp xe tăng điểm trong khi các ngành còn lại giảm.

Nhà đầu tư nước ngoài bán ròng 907.1 tỷ đồng, tính riêng giao dịch khớp lệnh thì họ bán ròng 964.9 tỷ đồng.

Mua ròng khớp lệnh chính của nước ngoài là nhóm Điện, nước & xăng dầu khí đốt, Thực phẩm và đồ uống. Top mua ròng khớp lệnh của nước ngoài gồm các mã: TCB, POW, VNM, MSN, TCH, VCB, CTD, KBC, HAG, E1VFVN30.

Phía bên bán ròng khớp lệnh của nước ngoài là nhóm Công nghệ Thông tin. Top bán ròng khớp lệnh của nước ngoài gồm các mã: FPT, NLG, SSI, HDB, VRE, HPG, HAH, VND, MWG.

Khối lượng bán chủ động cao kỷ lục 1 tháng, cầu đỡ chờ giá - Ảnh 1

Nhà đầu tư Cá nhân mua ròng 141.8 tỷ đồng, trong đó họ mua ròng khớp lệnh là 404.6 tỷ đồng. Tính riêng giao dịch khớp lệnh, họ mua ròng 8/18 ngành, chủ yếu là ngành Công nghệ Thông tin. Top mua ròng của nhà đầu tư cá nhân tập trung gồm: FPT, MWG, HDB, VRE, SSB, ACB, KBC, NLG, CTR, VTP.

Phía bán ròng khớp lệnh: họ bán ròng 10/18 ngành chủ yếu là nhóm ngành Ngân hàng, Thực phẩm và đồ uống. Top bán ròng có: STB, MBB, TCB, VPB, POW, VNM, PNJ, MSN, VJC.

Tự doanh mua ròng 384.6 tỷ đồng tính riêng khớp lệnh họ mua ròng 443.7 tỷ đồng.

Tính riêng giao dịch khớp lệnh: Tự doanh mua ròng 14/18 ngành. Nhóm mua ròng mạnh nhất là Ngân hàng, Bất động sản. Top mua ròng khớp lệnh của tự doanh phiên ngày hôm nay gồm STB, FPT, MBB, TCB, HPG, NLG, VPB, VNM, HDB, VCB. Top bán ròng là nhóm Bán lẻ. Top cổ phiếu được bán ròng gồm MWG, ACB, E1VFVN30, FUEVFVND, FUEVN100, FUESSVFL, FUEDCMID, TNH, CII, FUESSV50.

Nhà đầu tư tổ chức trong nước mua ròng 404.2 tỷ đồng, tính riêng khớp lệnh thì họ mua ròng 116.6 tỷ đồng. Tính riêng giao dịch khớp lệnh: Tổ chức trong nước bán ròng 6/18 ngành , giá trị lớn nhất là nhóm Bất động sản Top bán ròng có SSB, KBC, BID, VTP, CTR, PDR, VNM, HDB, TCB, NAB. Giá trị mua ròng lớn nhất là nhóm Ngân hàng. Top mua ròng có VPB, MWG, PNJ, MBB, STB, ACB, GVR, HAH, GMD, PVT.

Giao dịch thỏa thuận hôm nay đạt 3.930,1 tỷ đồng, tăng +21,5% so với phiên cuối tuần trước và đóng góp 10,7% tổng giá trị giao dịch.

Đáng chú ý hôm nay có giao dịch sang tay giữa các Tổ chức nước ngoài ở nhóm cổ phiếu ngân hàng (MSB, MBB, VPB), MSN và chứng chỉ quỹ E1VFVN30 của Quỹ ETF DCVFMVN30. Ngoài ra còn có giao dịch nhà đầu tư cá nhân bán thỏa thuận hơn 1,2 triệu cổ phiếu FPT cho Tổ chức trong nước.

Cá nhân tiếp tục thực hiện giao dịch thỏa thuận ở nhóm cổ phiếu ngân hàng (LPB, EIB, VIB, MSB, HDB, SSB), VHM và KOS. Với LPB, hôm nay là phiên thứ 37 mà nhà đầu tư cá nhân thực hiện “sang tay” thỏa thuận hàng chục triệu đơn vị.

Tỷ trọng phân bổ dòng tiền giảm ở Ngân hàng, Bất động sản, Xây dựng, Nuôi trồng nông & Hải sản, Bán lẻ, Sản xuất và khai thác dịch vụ dầu khí, Dệt may, Hàng không trong khi tăng lên ở Chứng khoán, Thép, Phần mềm, Thực phẩm, Kho bãi, hậu cần và bảo dưỡng, Sản xuất & phân phối điện, Thiết bị và dịch vụ dầu khí.

Tính riêng khớp lệnh, tỷ trọng phân bổ dòng tiền tăng ở nhóm vốn hóa lớn VN30 và nhỏ VNSML, trong khi giảm ở nhóm vốn hóa vừa VNMID.

Attention
The original article is written and published on VnEconomy in Vietnamese only. To read the full article, please use the Google Translate tool below to translate the content into your preferred language.
VnEconomy is not responsible for the translation.

Google translate