December 04, 2024 | 20:32 GMT+7

Khối ngoại và tự doanh xả, dòng tiền cá nhân bắt đáy mạnh

Thu Minh -

Khối ngoại hôm nay bán ròng 711.5 tỷ đồng, tính riêng giao dịch khớp lệnh thì họ bán ròng 649.9 tỷ đồng. Trong khi đó nhà đầu tư cá nhân mua ròng 917.1 tỷ...

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Áp lực bán tháo bất ngờ quay trở lại từ khối ngoại cùng với tâm lý tiêu cực từ thị trường chứng khoán Hàn Quốc dù không đáng kể nhưng cũng là lí do cho VN-Index rơi mạnh trong phiên hôm nay. Chỉ số vẫn giằng co suốt cả buổi nhưng đến cuối phiên cắm đầu lao dốc kết quả là giảm 9,42 điểm lùi về vùng 1.240 điểm. Với độ rộng ngày càng xấu 281 mã giảm điểm trên 109 mã tăng.

Trong đó, không còn một nhóm nào giữ được sắc xanh. Nhóm vốn hóa lớn ngân hàng, chứng khoán, bất động sản lại là nhóm điều chỉnh mạnh nhất. Riêng họ nhà Vin bay màu lần lượt VRE -2,26%; VHM - 1,96%; VIC giảm 0,99%. Nhiều cổ nhà đất khác cũng mất phanh như NVL, NLG, IDC, PDR. Ngân hàng ngoại trừ trụ VCB được kéo cõng chỉ số thì BID giảm 1,95%; CTG -1,67%; VPB, LPB, TCB cũng chìm trong màu đỏ. Chứng khoán có VND bay 3,64%; nhan nhản các mã rơi trên 1% như HCM, MBS, VCI, SSI, VIX, SHS...

Nhìn chung cả thị trường chìm trong biển lửa, nhóm công nghệ thông tin và viễn thông hàng ngày thu hút dòng tiền đầu cơ thì phiên nay cũng bay màu la liệt. FPT giảm 1,03% và VGI giảm 0,97%. 8 cổ phiếu tiêu cực nhất cho thị trường gồm BID, VHM, CTG, MWG, FPT... Những cổ phiếu này thổi bay 5,34 điểm của cả thị trường chung.

Điểm tiêu cực là dòng tiền bắt đáy sợ không vào, thanh khoản ba sàn hôm nay khớp lệnh 15.800 tỷ đồng trong đó khối ngoại bán ròng 711.5 tỷ đồng, tính riêng giao dịch khớp lệnh thì họ bán ròng 649.9 tỷ đồng.

Mua ròng khớp lệnh chính của nước ngoài là nhóm Hàng & Dịch vụ Công nghiệp, Xây dựng và Vật liệu. Top mua ròng khớp lệnh của nước ngoài gồm các mã: HAH, MSN, TCB, KBC, VPB, SIP, DPM, VPI, SAB, FUEVFVND.

Phía bên bán ròng khớp lệnh của nước ngoài là nhóm Bán lẻ. Top bán ròng khớp lệnh của nước ngoài gồm các mã: MWG, FPT, VRE, VNM, NLG, CMG, HSG, HDB, VHM.

Nhà đầu tư cá nhân mua ròng 917.1 tỷ đồng, trong đó họ mua ròng khớp lệnh là 831.2 tỷ đồng.

Tính riêng giao dịch khớp lệnh, họ mua ròng 13/18 ngành, chủ yếu là ngành Bán lẻ. Top mua ròng của nhà đầu tư cá nhân tập trung gồm: MWG, VRE, VNM, VHM, NLG, BID, HDB, HSG, HCM, MBB.

Phía bán ròng khớp lệnh: họ bán ròng 5/18 ngành chủ yếu là nhóm ngành Hàng & Dịch vụ Công nghiệp, Xây dựng và Vật liệu. Top bán ròng có: HAH, KBC, MSN, CTR, VPB, VHC, KDH, SAB, TCH.

Khối ngoại và tự doanh xả, dòng tiền cá nhân bắt đáy mạnh - Ảnh 1

Tự doanh bán ròng 394.4 tỷ đồng tính riêng khớp lệnh họ bán ròng 347.6 tỷ đồng.

Tính riêng giao dịch khớp lệnh: Tự doanh mua ròng 1/18 ngành. Nhóm mua ròng mạnh nhất là Ô tô và phụ tùng, Truyền thông. Top mua ròng khớp lệnh của tự doanh phiên ngày hôm nay gồm SBT, CTG, FRT, DCM, NT2, VHC, HT1, DRC, VPI, FTS. Top bán ròng là nhóm Ngân hàng. Top cổ phiếu được bán ròng gồm FPT, VHM, HPG, MBB, VPB, VTP, VCB, BMP, TCB, MWG.

Nhà đầu tư tổ chức trong nước mua ròng 129.6 tỷ đồng, tính riêng khớp lệnh thì họ mua ròng 166.3 tỷ đồng.

Tính riêng giao dịch khớp lệnh: Tổ chức trong nước bán ròng 10/18 ngành , giá trị lớn nhất là nhóm Dịch vụ tài chính Top bán ròng có MSN, TCB, HCM, BID, MBB, GVR, CII, HAH, SSI, MWG. Giá trị mua ròng lớn nhất là nhóm Công nghệ Thông tin. Top mua ròng có FPT, VCB, HPG, VCI, KDH, CTR, ACB, VIB, KBC, VHC.

Giao dịch thỏa thuận hôm nay đạt 2.312,9 tỷ đồng, giảm -46,9% so với phiên liền trước và đóng góp 14,7% tổng giá trị giao dịch.

Hôm nay có giao dịch thỏa thuận đáng chú ý ở cổ phiếu VHM, với hơn 10,6 triệu đơn vị tương đương 434,4 tỷ đồng được sang tay giữa các nhà đầu tư cá nhân.

Ngoài ra nhà đầu tư cá nhân tiếp tục giao dịch ở nhóm cổ phiếu ngành Ngân hàng (LPB, EIB, HDB, STB), nhóm vốn hóa lớn (FPT, VIC) và EVF.

Tỷ trọng phân bổ dòng tiền tăng ở Bất động sản, Chứng khoán, Hóa chất, Thực phẩm, Bán lẻ, Phần mềm, Kho bãi, hậu cần và bảo dưỡng trong khi giảm ở Ngân hàng, Xây dựng, Thiết bị và dịch vụ dầu khí, Vận tải thủy, Hàng không.

Tính riêng khớp lệnh, tỷ trọng phân bổ dòng tiền tăng ở nhóm vốn hóa vừa VNMID, trong khi giảm ở nhóm vốn hóa lớn VN30 và nhỏ VNSML.

Attention
The original article is written and published on VnEconomy in Vietnamese only. To read the full article, please use the Google Translate tool below to translate the content into your preferred language.
VnEconomy is not responsible for the translation.

Google translate