Những diễn biến mới đầy căng thẳng trong cuộc khủng hoảng tài chính ở châu Âu đã buộc các nhà lãnh đạo của khu vực cam kết giải cứu các ngân hàng lâm nạn và bảo vệ tài khoản tiền gửi của người dân.
Đồng loạt tìm giải pháp
Trong một diễn biến thu hút sự chú ý lớn, hôm qua, ngân hàng lớn nhất nước Pháp BNP Paribas SA của Pháp sẽ tiếp quản các bộ phận của ngân hàng Fortis tại Bỉ và Luxembourg sau khi những nỗ lực giải cứu hôm 28/9 của chính phủ 3 nước Bỉ, Hà Lan và Luxembourg nhằm đảm bảo sự ổn định của Fortis thất bại.
Bất chấp việc chính phủ 3 nước trên bơm cho Fortis 11,2 tỷ USD, các khách hàng của Fortis ồ ạt đi rút tiền, trong khi ngân hàng này gặp vô số khó khăn trong việc vay vốn, dẫn tới sự vào cuộc của PNP Paribas.
Theo thỏa thuận mới, BNP Paribas sẽ mua 75% bộ phận ngân hàng của Fortis tại Bỉ với giá 8,25 tỷ USD, đồng thời mua lại toàn bộ hoạt động bảo hiểm của ngân Fortis tại nước này. Ngoài ra, BNP Paribas cũng sẽ mua lại 66% cổ phần của bộ phận ngân hàng của Fortis tại Luxemboug. Vụ mua lại này cũng cho phép Chính phủ Bỉ có 11,7% cổ phần trong BNP Paribas, còn Chính phủ Luxembourg có cổ phần 1,1%.
Trong khi đó, Chính phủ Đức và các tổ chức tài chính của nước này đã đạt thỏa thuận về một gói giải cứu trị giá 50 tỷ Euro, tương đương 68 tỷ USD, dành cho ngân hàng cho vay địa ốc hàng đầu ở Đức là Hypo Real Estate Holding AG.
Trên thực tế, cách đây chưa lâu, Chính phủ và các ngân hàng của Đức đã lên kế hoạch hỗ trợ 35 tỷ USD để đưa Hypo Real Estate thoát khỏi bờ vực vỡ nợ. Tuy nhiên, tới thứ Bảy tuần trước, các bên đã không thể đi tới thỏa thuận về kế hoạch này. Sau đó, Chính phủ quyết định phải đi tới một kế hoạch giải cứu khác vì Hypo Real Estate là một “ngân hàng quá lớn để đổ vỡ”.
Kết quả, là Chính phủ Đức, cùng với một số ngân hàng và công ty bảo hiểm lớn của nước này đã đạt được thỏa thuận về gói giải cứu trị giá 50 tỷ USD nói trên cho Hypo Real Estate.
Theo giới quan sát, nếu Ngân hàng Hypo Real Estate không được giải cứu, kết cục có thể là những hậu quả khôn lường đối với nền kinh tế và hệ thống tài chính của nước Đức, giống như tác động của vụ phá sản của ngân hàng đầu tư Phố Wall Lehman Brothers đối với nước Mỹ.
Cũng trong ngày hôm qua, Chính phủ Đức tuyên bố sẽ đảm bảo toàn bộ tài khoản tiền gửi tiết kiệm cá nhân trong các ngân hàng của nước này nhằm xoa dịu những lo ngại về hệ thống ngân hàng. Cho tới nay, các tài khoản tiết kiệm cá nhân, bao gồm cả tài khoản của các công ty tư nhân quy mô nhỏ, đã được đảm bảo ở 180 ngân hàng ở Đức. Chính sách bảo hiểm này bảo đảm 90% số dư tài khoản, với số tiền bảo hiểm tối đa là 20.000 Euro.
Tại xứ sở sương mù, Bộ trưởng Bộ Tài chính Anh Alistar Darling tuyên bố nước Anh “sẵn sàng làm bất kỳ điều gì cần thiết” để bảo vệ các ngân hàng của mình. Đồng thời, Anh cũng đã nâng trần bảo hiểm tiền gửi lên mức 50.000 Bảng, tương đương 88.300 USD, từ mức 35.000 Bảng nhằm ngăn chặn dòng tiền chảy sang Ireland sau khi Ireland công bố chương trình bảo hiểm tiền gửi đặc biệt kéo dài 2 năm dành cho khách hàng gửi tiết kiệm và các chủ nợ của các nhà băng.
Ngày hôm nay, Đan Mạch tuyên bố các ngân hàng thương mại ở nước này sẽ thiết lập một quỹ bảo hiểm trị giá 35 tỷ Kroner, tương đương 6,4 tỷ USD, trong vòng 2 năm tới để đảm bảo tiền gửi cho khách hàng.
Ngân hàng lớn nhất Italy là UniCredit SpA cũng lên kế hoạch sẽ tăng vốn thêm 6,6 tỷ Euro nhằm duy trì niềm tin của khách hàng., trong khi có nguồn tin cho hay, Chính phủ Iceland đang nỗ lực nhằm bơm 10 tỷ Euro vào hệ thống ngân hàng của nước này.
Trước đó, Tổng thống Pháp Sarkozy và Thủ tướng Italy Silvio Berlusconi đã cam kết chính phủ các nước này sẽ bảo vệ tài khoản tiền gửi của người dân.
Không có kế hoạch hành động tập thể
Những diễn biến trên xuất hiện sau khi các nhà lãnh đạo 4 nền kinh tế lớn nhất của châu lục là Anh, Pháp, Đức và Bỉ kết thúc một hội nghị thượng đỉnh tổ chức tại Paris, Pháp nhằm bàn về khủng hoảng tài chính hôm thứ Bảy tuần trước.
Trong hội nghị này, thay vì đạt thỏa thuận về một kế hoạch giải cứu ngành tài chính tương tự như kế hoạch 700 tỷ USD của Mỹ, các nước châu Âu nhất trí sẽ cùng nhau hành động để hạn chế tác động của khủng hoảng, nới lỏng các quy tắc kế toán và thắt chặt các quy định đối với ngành tài chính.
Tại hội nghị, Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy đã kêu gọi việc tổ chức một hội nghị thượng đỉnh toàn cầu sớm nhất có thể để thực hiện “một cuộc cải cách thực sự và hoàn toàn hệ thống tài chính quốc tế”. Ông Sarkozy cũng cho rằng, tất cả những đối tượng tham gia trong hệ thống này phải được giám sát, kể cả các hãng xếp hạng tín nhiệm và các quỹ đầu cơ. “Chúng tôi muốn tạo ra một thế giới mới”, ông nói.
Tuy nhiên, đề xuất của ông Sarkozy đã vấp phải sự phản đối của Thủ tướng Đức Angela Merkel. Bà Merkel chỉ ra những rào cản của châu Âu trong việc thiết lập một mặt trận chống khủng hoảng chung ở châu Âu và nói: “Mỗi nước phải chịu trách nhiệm của riêng nước đó ở cấp độ quốc gia”.
“Tới thời điểm này, các giải pháp chống khủng hoảng của thế giới vẫn rời rạc. Do đó, có lẽ đã đến lúc phải đi tới một kế hoạch phối hợp toàn cầu, với sự tham gia của không chỉ châu Âu và Mỹ mà là toàn thế giới”, kinh tế gia Torsten Slok của ngân hàng Deutsche Bank nhận xét.
Tuần này, bộ trưởng bộ tài chính các nước công nghiệp phát triển (G7) sẽ nhóm họp ở Washington, với chống khủng hoảng là một chủ đề lớn trong chương trình nghị sự.
(Theo Bloomberg, AP, Reuters)
Đồng loạt tìm giải pháp
Trong một diễn biến thu hút sự chú ý lớn, hôm qua, ngân hàng lớn nhất nước Pháp BNP Paribas SA của Pháp sẽ tiếp quản các bộ phận của ngân hàng Fortis tại Bỉ và Luxembourg sau khi những nỗ lực giải cứu hôm 28/9 của chính phủ 3 nước Bỉ, Hà Lan và Luxembourg nhằm đảm bảo sự ổn định của Fortis thất bại.
Bất chấp việc chính phủ 3 nước trên bơm cho Fortis 11,2 tỷ USD, các khách hàng của Fortis ồ ạt đi rút tiền, trong khi ngân hàng này gặp vô số khó khăn trong việc vay vốn, dẫn tới sự vào cuộc của PNP Paribas.
Theo thỏa thuận mới, BNP Paribas sẽ mua 75% bộ phận ngân hàng của Fortis tại Bỉ với giá 8,25 tỷ USD, đồng thời mua lại toàn bộ hoạt động bảo hiểm của ngân Fortis tại nước này. Ngoài ra, BNP Paribas cũng sẽ mua lại 66% cổ phần của bộ phận ngân hàng của Fortis tại Luxemboug. Vụ mua lại này cũng cho phép Chính phủ Bỉ có 11,7% cổ phần trong BNP Paribas, còn Chính phủ Luxembourg có cổ phần 1,1%.
Trong khi đó, Chính phủ Đức và các tổ chức tài chính của nước này đã đạt thỏa thuận về một gói giải cứu trị giá 50 tỷ Euro, tương đương 68 tỷ USD, dành cho ngân hàng cho vay địa ốc hàng đầu ở Đức là Hypo Real Estate Holding AG.
Trên thực tế, cách đây chưa lâu, Chính phủ và các ngân hàng của Đức đã lên kế hoạch hỗ trợ 35 tỷ USD để đưa Hypo Real Estate thoát khỏi bờ vực vỡ nợ. Tuy nhiên, tới thứ Bảy tuần trước, các bên đã không thể đi tới thỏa thuận về kế hoạch này. Sau đó, Chính phủ quyết định phải đi tới một kế hoạch giải cứu khác vì Hypo Real Estate là một “ngân hàng quá lớn để đổ vỡ”.
Kết quả, là Chính phủ Đức, cùng với một số ngân hàng và công ty bảo hiểm lớn của nước này đã đạt được thỏa thuận về gói giải cứu trị giá 50 tỷ USD nói trên cho Hypo Real Estate.
Theo giới quan sát, nếu Ngân hàng Hypo Real Estate không được giải cứu, kết cục có thể là những hậu quả khôn lường đối với nền kinh tế và hệ thống tài chính của nước Đức, giống như tác động của vụ phá sản của ngân hàng đầu tư Phố Wall Lehman Brothers đối với nước Mỹ.
Cũng trong ngày hôm qua, Chính phủ Đức tuyên bố sẽ đảm bảo toàn bộ tài khoản tiền gửi tiết kiệm cá nhân trong các ngân hàng của nước này nhằm xoa dịu những lo ngại về hệ thống ngân hàng. Cho tới nay, các tài khoản tiết kiệm cá nhân, bao gồm cả tài khoản của các công ty tư nhân quy mô nhỏ, đã được đảm bảo ở 180 ngân hàng ở Đức. Chính sách bảo hiểm này bảo đảm 90% số dư tài khoản, với số tiền bảo hiểm tối đa là 20.000 Euro.
Tại xứ sở sương mù, Bộ trưởng Bộ Tài chính Anh Alistar Darling tuyên bố nước Anh “sẵn sàng làm bất kỳ điều gì cần thiết” để bảo vệ các ngân hàng của mình. Đồng thời, Anh cũng đã nâng trần bảo hiểm tiền gửi lên mức 50.000 Bảng, tương đương 88.300 USD, từ mức 35.000 Bảng nhằm ngăn chặn dòng tiền chảy sang Ireland sau khi Ireland công bố chương trình bảo hiểm tiền gửi đặc biệt kéo dài 2 năm dành cho khách hàng gửi tiết kiệm và các chủ nợ của các nhà băng.
Ngày hôm nay, Đan Mạch tuyên bố các ngân hàng thương mại ở nước này sẽ thiết lập một quỹ bảo hiểm trị giá 35 tỷ Kroner, tương đương 6,4 tỷ USD, trong vòng 2 năm tới để đảm bảo tiền gửi cho khách hàng.
Ngân hàng lớn nhất Italy là UniCredit SpA cũng lên kế hoạch sẽ tăng vốn thêm 6,6 tỷ Euro nhằm duy trì niềm tin của khách hàng., trong khi có nguồn tin cho hay, Chính phủ Iceland đang nỗ lực nhằm bơm 10 tỷ Euro vào hệ thống ngân hàng của nước này.
Trước đó, Tổng thống Pháp Sarkozy và Thủ tướng Italy Silvio Berlusconi đã cam kết chính phủ các nước này sẽ bảo vệ tài khoản tiền gửi của người dân.
Không có kế hoạch hành động tập thể
Những diễn biến trên xuất hiện sau khi các nhà lãnh đạo 4 nền kinh tế lớn nhất của châu lục là Anh, Pháp, Đức và Bỉ kết thúc một hội nghị thượng đỉnh tổ chức tại Paris, Pháp nhằm bàn về khủng hoảng tài chính hôm thứ Bảy tuần trước.
Trong hội nghị này, thay vì đạt thỏa thuận về một kế hoạch giải cứu ngành tài chính tương tự như kế hoạch 700 tỷ USD của Mỹ, các nước châu Âu nhất trí sẽ cùng nhau hành động để hạn chế tác động của khủng hoảng, nới lỏng các quy tắc kế toán và thắt chặt các quy định đối với ngành tài chính.
Tại hội nghị, Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy đã kêu gọi việc tổ chức một hội nghị thượng đỉnh toàn cầu sớm nhất có thể để thực hiện “một cuộc cải cách thực sự và hoàn toàn hệ thống tài chính quốc tế”. Ông Sarkozy cũng cho rằng, tất cả những đối tượng tham gia trong hệ thống này phải được giám sát, kể cả các hãng xếp hạng tín nhiệm và các quỹ đầu cơ. “Chúng tôi muốn tạo ra một thế giới mới”, ông nói.
Tuy nhiên, đề xuất của ông Sarkozy đã vấp phải sự phản đối của Thủ tướng Đức Angela Merkel. Bà Merkel chỉ ra những rào cản của châu Âu trong việc thiết lập một mặt trận chống khủng hoảng chung ở châu Âu và nói: “Mỗi nước phải chịu trách nhiệm của riêng nước đó ở cấp độ quốc gia”.
“Tới thời điểm này, các giải pháp chống khủng hoảng của thế giới vẫn rời rạc. Do đó, có lẽ đã đến lúc phải đi tới một kế hoạch phối hợp toàn cầu, với sự tham gia của không chỉ châu Âu và Mỹ mà là toàn thế giới”, kinh tế gia Torsten Slok của ngân hàng Deutsche Bank nhận xét.
Tuần này, bộ trưởng bộ tài chính các nước công nghiệp phát triển (G7) sẽ nhóm họp ở Washington, với chống khủng hoảng là một chủ đề lớn trong chương trình nghị sự.
(Theo Bloomberg, AP, Reuters)