February 17, 2023 | 14:55 GMT+7

Lãi suất liên ngân hàng tăng mạnh, tỷ giá trung tâm tăng 4 phiên liên tiếp

Hoàng Lan -

Ngày 16/02, lãi suất chào bình quân liên ngân hàng VND tăng mạnh trở lại 0,03 - 1,04 điểm phần trăm ở tất cả các kỳ hạn từ 1 tháng (1M) trở xuống so với phiên trước đó...

Ngày 16/2, Ngân hàng Nhà nước bơm ròng 3.505 tỷ đồng ra thị trường qua nghiệp vụ thị trường mở.
Ngày 16/2, Ngân hàng Nhà nước bơm ròng 3.505 tỷ đồng ra thị trường qua nghiệp vụ thị trường mở.

Cụ thể, lãi suất liên ngân hàng VND qua đêm (ON) 4,76%; 1W (1 tuần) 5,16%; 2W (2 tuần) 5,54% và 1M (1 tháng) 6,36%.

Lãi suất chào bình quân liên ngân hàng USD giảm 0,02 điểm phần trăm ở kỳ hạn qua đêm trong khi tăng 0,03 đpt ở kỳ hạn 1 tuần, đi ngang ở các kỳ hạn dài hơn. Cụ thể: ON 4,42%; 1W 4,62%; 2 tuần (2W) 4,70%, 1 tháng (1M) 4,84%.

Lợi suất trái phiếu chính phủ trên thị trường thứ cấp tăng ở tất cả các kỳ hạn, cụ thể: 3 năm 3,77%; 5 năm 3,80%; 7 năm 3,80%; 10 năm 4,18%; 15 năm 4,37%.

Trên thị trường mở, ngày hôm qua (16/2), Ngân hàng Nhà nước tiếp tục chào thầu 3.000 tỷ đồng trên kênh cầm cố kỳ hạn 07 ngày, lãi suất 6,0%. Có 229,06 tỷ đồng trúng thầu và 1.664,06 tỷ đồng đáo hạn. Ngân hàng Nhà nước chào thầu tín phiếu Ngân hàng Nhà nước kỳ hạn 7 ngày và 91 ngày, đấu thầu lãi suất.

 

Theo cập nhật từ bản tin thị trường của nhóm phân tích MSB, có nhiều động thái không mấy tích cực trên thị trường quốc tế. Một số quan chức Fed khẳng định cần tiếp tục tăng mạnh lãi suất cơ sở. 

Có 14.999,9 tỷ đồng trúng thầu ở kỳ hạn 7 ngày, lãi suất giảm xuống mức 4,8%; 5.000 tỷ đồng trúng thầu kỳ hạn 91 ngày, lãi suất ở mức 5,50%; có 24.999,9 tỷ đồng đáo hạn. Như vậy, Ngân hàng Nhà nước bơm ròng 3.505 tỷ đồng ra thị trường qua nghiệp vụ thị trường mở, khối lượng lưu hành trên kênh cầm cố ở mức 21.223,06 tỷ đồng, khối lượng tín phiếu lưu hành là 91.999,6 tỷ đồng. 

Phiên 16/02, Ngân hàng Nhà nước niêm yết tỷ giá trung tâm ở mức 23.636 VND/USD, tăng phiên thứ 4 liên tiếp với mức 05 đồng so với phiên trước đó. Tỷ giá bán giao ngay được Ngân hàng Nhà nước duy trì niêm yết ở mức 24.780 VND/USD; tỷ giá mua giao ngay ở mức 23.450 VND/USD.

Trên thị trường liên ngân hàng, tỷ giá chốt phiên với mức 23.699 VND/USD, tăng mạnh 76 đồng so với phiên 15/02. Tỷ giá trên thị trường tự do tăng 45 đồng ở chiều mua vào trong khi giảm 05 đồng ở chiều bán ra, giao dịch tại 23.645 VND/USD và 23.695 VND/USD.

Theo cập nhật từ bản tin thị trường của nhóm phân tích MSB, có nhiều động thái không mấy tích cực trên thị trường quốc tế. Một số quan chức Fed khẳng định cần tiếp tục tăng mạnh lãi suất cơ sở. Chủ tịch Fed chi nhánh Cleveland – Bà Loretta Mester cho rằng Fed đã hành động đúng đắn đưa lãi suất cơ sở từ lập trường nới lỏng sang thắt chặt, song vẫn còn nhiều việc cần làm. Bà nhấn mạnh những dữ liệu sắp tới sẽ không làm thay đổi quan điểm rằng lãi suất cơ sở cần được nâng lên trên 5%, sau đó duy trì một thời gian nhằm đưa lạm phát trở về mục tiêu 2,0%.

Theo Bà Mester, điều kiện kinh tế hiện tại phù hợp với một mức tăng 50 điểm cơ bản. Trong một bài phát biểu khác, Chủ tịch Fed chi nhánh St. Louis, ông Jame Bullards cũng ủng hộ việc tăng lãi suất cơ sở 50 điểm trong lần họp tiếp theo; đồng thời, nhận định cơ quan này cần đạt được mức lãi suất cơ sở đủ thắt chặt sớm nhất có thể.

Chỉ số giá sản xuất PPI toàn phần tại Mỹ tăng 0,7% m/m trong tháng 1 sau khi giảm nhẹ 0,2% ở tháng 12/2022, vượt qua mức tăng 0,4% theo dự báo. PPI lõi cũng cho thấy mức tăng 0,5% m/m trong tháng 1, cao hơn mức tăng ở tháng trước đó đồng thời là dự báo của các chuyên gia ở mức 0,3%.

Như vậy, PPI toàn phần và PPI lõi của Mỹ lần lượt tăng 6,0% và 4,5% y/y trong tháng đầu năm; cùng thấp hơn so với mức tăng 6,5% và 4,7% ở tháng 12/2021.

 

Tỷ giá ngày 16/02: - USD = 0.937 EUR (0.20% d/d); EUR = 1.067 USD (-0.20% d/d) - USD = 0.834 GBP (0.27% d/d); GBP = 1.199 USD (-0.27% d/d) - GBP = 1.124 EUR (-0.08% d/d); EUR = 0.890 GBP (0.08% d/d).

VnEconomy tổng hợp.

Attention
The original article is written and published on VnEconomy in Vietnamese only. To read the full article, please use the Google Translate tool below to translate the content into your preferred language.
VnEconomy is not responsible for the translation.

Google translate