April 25, 2025 | 07:47 GMT+7

Lãnh đạo VAF chào mua công khai 400.000 cổ phiếu, giá 16.100 đồng

Hà Anh -

Hiện ông Nguyễn Ngọc Thạch đang nắm giữ 136.107 cổ phần, chiếm 0,36% tổng số cổ phần đang lưu hành. Nếu việc mua công khai thành công, ông Nguyễn Ngọc Thạch sẽ nắm giữ 536.107 cổ phần, chiếm 1,42% tổng số cổ phần lưu hành của Công ty cổ phần Phân lân nung chảy Văn Điển.

Sơ đồ giá cổ phiếu VAF trên HOSE.
Sơ đồ giá cổ phiếu VAF trên HOSE.

Công ty Cổ phần Phân lân Nung chảy Văn Điển (mã VAF-HOSE) thông báo ý kiến đánh giá đề nghị chào mua cổ phiếu của ông Nguyễn Ngọc Thạch.

Cụ thể: ngày 14/04/2024, VAF cho biết đã nhận được Hồ sơ đăng ký chào mua công khai của ông Nguyễn Ngọc Thạch - Thành viên HĐQT Công ty.

Theo đó, ông Thạch đăng ký chào mua 400.000 cổ phần, chiếm 1,06% tổng số cổ phần của Công ty cổ phần Phân lân nung chảy Văn Điển đang lưu hành với giá đăng ký chào mua công khai 16.100 đồng/cổ phiếu.

Hiện, ông Nguyễn Ngọc Thạch đang nắm giữ 136.107 cổ phần, chiếm 0,36% tổng số cổ phần đang lưu hành. Nếu việc mua công khai thành công, ông Nguyễn Ngọc Thạch sẽ nắm giữ 536.107 cổ phần, chiếm 1,42% tổng số cổ phần lưu hành của Công ty cổ phần Phân lân nung chảy Văn Điển.

Qua đó, HĐQT công ty cho biết việc đăng ký chào mua của ông Nguyễn Ngọc Thạch đảm bảo công khai, minh bạch theo quy định của Nhà nước; Mục đích của việc chào mua là tăng số lượng cổ phần sở hữu tại Công ty cổ phần Phân lân nung chảy Văn Điển.

Theo VAF, việc chào mua của ông Nguyễn Ngọc Thạch như Hồ sơ đăng ký néu thành công sẽ góp phần vào sự phát triển của Công ty cổ phần Phân lân núng chảy Văn Điển và đề nghị ông này trong quá trình triển khai thực hiện mua bán cổ phiếu đảm bảo tuân thủ theo đúng quy định của pháp luật.

Trên thị trường chứng khoán, cổ phiếu VAF trải qua chuỗi tăng trần liên tiếp 4 phiên (từ 21-24/04), chốt phiên 24/04 tại mức 19.450 đồng/cp với khối lượng giao dịch trung bình 10 ngày là 9.375 cổ phiếu.

Kết thúc quý 1/2025, VAF ghi nhận doanh thu thuần đạt 682,1 tỷ đồng, lãi trước thuế 42,4 tỷ đồng và lãi sau thuế gần 34 tỷ đồng.

Theo giải trình từ VAF, doanh thu tăng 41% do sản lượng và giá bán tăng so với cùng kỳ, doanh thu hoạt động tài chính tăng hơn 216% do công ty có khoản tiền gửi ngân hàng các kỳ hạn cao hơn so với cùng kỳ.

Năm 2025, cổ đông công ty đã thông qua kế hoạch kinh doanh với doanh thu thuần đạt 1.256,7 tỷ đồng, lãi trước thuế đạt 60.54 tỷ đồng và tỷ lệ cổ tức 8% cho năm 2025. Với kế hoạch này, Công ty đặt mục tiêu tăng trưởng 3% doanh thu và giảm 20% lợi nhuận.

Như vậy, kết thúc quý 1/2025, công ty đã thực hiện phân nửa kế hoạch doanh thu và lợi nhuận năm.

Bên cạnh đó, cổ đông công ty đã thông qua việc dừng thực hiện, quyết toán và thanh lý Dự án đầu tư xây dựng Nhà máy sản xuất phân lân nung chảy và phân bón NPK Văn Điển tại Bỉm Sơn - Thanh Hóa theo giấy chứng nhận đầu tư từ năm 2013. Dự án có tổng mức đầu tư (phê duyệt năm 2015) là 1.291,6 tỷ đồng, tổng công suất sản xuất 500.000 tấn phân lân nung chảy/năm và 200.000 tấn NPK/năm

Đồng thời, thoe quy hoạch chung của Huyện Thanh Trì đến năm 2030 tại vị trí sản xuất kinh doanh của công ty sẽ là khu vực đất thương mại dịch vụ do đó Đại hội cổ đông đã thông qua chủ trương dự án di dời công ty, đảm bảo sự tồn tại và phát triển của Công ty.

Hiện tại, VAF đang ký hợp đồng thuê 85,000m2 đất tại xã Tam Hiệp và thị trấn Văn Điển huyện Thanh Trì để làm trụ sở làm việc và cơ sở sản xuất phân bón theo năm. Việc sử dụng khu đất hiện tại chỉ mang tính ngắn hạn. Đồng thời, công ty phải giữ nguyên hiện trạng sử dung đất, chấp hành tực hiện bàn giao khi Thành phố thu hồi đất theo quy định. Như vậy, việc sử dụng đất hiện tại của công ty chỉ tính trong ngắn hạn, thời hạn năm một.

Do đó, trường hợp Công ty phải di dời cơ sở sản xuất sẽ tác động và làm ảnh hưởng tới tương lai, sự phát triển và hoạt động sản xuất kinh doanh.

Công ty đề ra chủ trương tìm khu đất diện tích 22-25 ha ở tỉnh Thanh Hóa hoặc địa điểm khác phù hợp để di dời. Giá trị đầu tư dự kiến 1.600-1.700 tỷ đồng, có công suất đầu tư 500.000 tấn Lân nung chảy & 200.00 tấn NPK. Dự kiến chia thành 4 giai đoạn

Attention
The original article is written and published on VnEconomy in Vietnamese only. To read the full article, please use the Google Translate tool below to translate the content into your preferred language.
VnEconomy is not responsible for the translation.

Google translate