Ngân hàng đầu tư Lehman Brothers của Mỹ đã nối lại đàm phán với Ngân hàng Phát triển Hàn Quốc (KDB) để bán lại lượng cổ phiếu trị giá 6 tỷ USD.
Hãng tin Reuters dẫn nguồn tin từ tờ Sunday Telegraph của Anh cho biết, Lehman và KDB có thể đạt được một thỏa thuận nội trong tuần này.
Lượng cổ phiếu mà hai bên đang thỏa thuận mua bán chiếm 25% cổ phần của Lehman Brothers. Hiện phía KDB chưa đưa ra bình luận nào về thông tin nói trên.
Nắm giữ 60 tỷ USD tiền cho vay địa ốc và các loại chứng khoán phát hành dựa trên các danh mục nợ địa ốc, hiện Lehman Brothers đang ở dưới áp lực phải huy động vốn trước khi công bố kế quả kinh doanh quý 3 trong tháng này. Giới quan sát dự báo, Lehman có thể phải chịu khoản thâm hụt tài sản 3,5 tỷ USD trong quý.
Hiện Lehman bị coi là ngân hàng đầu tư dễ bị đổ vỡ nhất trong số các ngân hàng đầu tư Phố Wall.
Tờ Sunday Telegraph cho biết, nếu đàm phán với KDB đổ vỡ, Lehman có thể chuyển sang kêu gọi đầu tư từ các đối tác khác như công ty chứng khoán CITIC Securities của Trung Quốc hoặc các quỹ lợi ích tối cao từ Trung Đông.
Tuy nhiên, vẫn có khả năng Lehman sẽ bán không quá 10% cổ phần cho CITIC hoặc các nhà đầu tư vùng Vịnh nếu tập đoàn này đạt được một thỏa thuận với KDB.
Hiện phía Hàn Quốc vẫn chưa công bố thông tin chính thức về việc nối lại đàm phán giữa Lehman và KDB cũng như chi tiết về giá cả của vụ mua bán này.
Sự sụt giảm giá trị thị trường mạnh mẽ trong thời gian gần đây của các ngân hàng phương Tây đã đem đến cho các ngân hàng của Hàn Quốc như KDB những cơ hội mua lại tuyệt vời có thể phục vụ cho mục tiêu trở thành ngân hàng toàn cầu của họ.
KDB là một ngân hàng quốc doanh của Hàn Quốc. Cuối tháng 8 vừa qua, ngân hàng này cho biết Lehman Brothers là một trong những lựa chọn mua lại, làm dấy lên những hy vọng Lehman có thể huyd động được vốn trong bối cảnh khó khăn hiện nay.
Tuy nhiên, các cơ quan chức năng của Hàn Quốc đã lên tiếng bày tỏ sự quan ngại về lợi ích của KDB trong vụ mua lại này và cho rằng, nên để các ngân hàng tư nhân đi đầu trong bất kỳ vụ mua lại nào ở thị trường nước ngoài.
Các cơ quan chức năng của Trung Quốc cũng đã liên tục cảnh báo các công ty tài chính trong nước nên thận trọng với những khoản đầu tư nhiều rủi ro và cân nhắc các cơ hội mua lại trong bối cảnh khủng hoảng tài chính Mỹ.
(Theo Reuters)
Hãng tin Reuters dẫn nguồn tin từ tờ Sunday Telegraph của Anh cho biết, Lehman và KDB có thể đạt được một thỏa thuận nội trong tuần này.
Lượng cổ phiếu mà hai bên đang thỏa thuận mua bán chiếm 25% cổ phần của Lehman Brothers. Hiện phía KDB chưa đưa ra bình luận nào về thông tin nói trên.
Nắm giữ 60 tỷ USD tiền cho vay địa ốc và các loại chứng khoán phát hành dựa trên các danh mục nợ địa ốc, hiện Lehman Brothers đang ở dưới áp lực phải huy động vốn trước khi công bố kế quả kinh doanh quý 3 trong tháng này. Giới quan sát dự báo, Lehman có thể phải chịu khoản thâm hụt tài sản 3,5 tỷ USD trong quý.
Hiện Lehman bị coi là ngân hàng đầu tư dễ bị đổ vỡ nhất trong số các ngân hàng đầu tư Phố Wall.
Tờ Sunday Telegraph cho biết, nếu đàm phán với KDB đổ vỡ, Lehman có thể chuyển sang kêu gọi đầu tư từ các đối tác khác như công ty chứng khoán CITIC Securities của Trung Quốc hoặc các quỹ lợi ích tối cao từ Trung Đông.
Tuy nhiên, vẫn có khả năng Lehman sẽ bán không quá 10% cổ phần cho CITIC hoặc các nhà đầu tư vùng Vịnh nếu tập đoàn này đạt được một thỏa thuận với KDB.
Hiện phía Hàn Quốc vẫn chưa công bố thông tin chính thức về việc nối lại đàm phán giữa Lehman và KDB cũng như chi tiết về giá cả của vụ mua bán này.
Sự sụt giảm giá trị thị trường mạnh mẽ trong thời gian gần đây của các ngân hàng phương Tây đã đem đến cho các ngân hàng của Hàn Quốc như KDB những cơ hội mua lại tuyệt vời có thể phục vụ cho mục tiêu trở thành ngân hàng toàn cầu của họ.
KDB là một ngân hàng quốc doanh của Hàn Quốc. Cuối tháng 8 vừa qua, ngân hàng này cho biết Lehman Brothers là một trong những lựa chọn mua lại, làm dấy lên những hy vọng Lehman có thể huyd động được vốn trong bối cảnh khó khăn hiện nay.
Tuy nhiên, các cơ quan chức năng của Hàn Quốc đã lên tiếng bày tỏ sự quan ngại về lợi ích của KDB trong vụ mua lại này và cho rằng, nên để các ngân hàng tư nhân đi đầu trong bất kỳ vụ mua lại nào ở thị trường nước ngoài.
Các cơ quan chức năng của Trung Quốc cũng đã liên tục cảnh báo các công ty tài chính trong nước nên thận trọng với những khoản đầu tư nhiều rủi ro và cân nhắc các cơ hội mua lại trong bối cảnh khủng hoảng tài chính Mỹ.
(Theo Reuters)