Theo báo cáo tháng 9 của nền tảng thông tin chi tiết về mua sắm của Lyst, nhu cầu về giày thể thao tái chế, chẳng hạn như Yeezy Foam RNNRs làm từ tảo, đã tăng 55% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong khi đó, mối quan hệ hợp tác mới nhất của Billie Eilish với Air Jordan về một đôi thể thao vegan đã gửi lượt tìm kiếm giày thể thao thuần chay tăng vọt 67%.
Thực tế là, những sản phẩm thử nghiệm mới ra mắt này sẽ đặt nền móng cho tương lai của toàn bộ ngành công nghiệp giày dép nhằm cải thiện việc quản lý chất thải của mình và nhu cầu tiêu dùng giày bền vững.
Không thể đi ngược lại xu hướng, thương hiệu giày đình đám Puma mới đây đã tung ra một thí nghiệm mới trên chính đôi giày “iconic” của mình – Re Suede với phiên bản được làm từ làm từ các vật liệu bền vững hơn như da lộn thuộc da Zeology, nhựa TPE phân hủy sinh học và sợi gai dầu, nhằm tối ưu hóa việc quản lý chất thải trong ngành công nghiệp giày dép hiện nay.
Thí nghiệm độc đáo này sẽ được thực hiện trên trải nghiệm của 500 người Đức đã được chọn và bắt đầu vào tháng 1/2022. Cuộc trải nghiệm mang thử Re: Suede sẽ kéo dài trong 6 tháng. Đây cũng là thời gian để kiểm tra độ bền trong thực tế cũng như khả năng phân hủy sinh học của giày. Sau khi cuộc thử nghiệm thực tế này kết thúc, giày sẽ được trả về Puma và trải qua quá trình phân hủy sinh học công nghiệp tại trung tâm tái chế Valor Compostering B.V., thuộc sở hữu của Ortessa Groep B.V., có trụ sở tại Hà Lan, với hy vọng có thể tạo ra phân trộn loại A để sử dụng trong nông nghiệp.
Đây không phải là lần đầu tiên Puma thực hiện một dự án “xanh” với môi trường. Vào năm 2012, hãng giày thể thao nổi tiếng này cũng đã tung ra mẫu giày thể thao có khả năng phân hủy sinh học trong môi trường trong BST InCycle của mình. Tuy nhiên, sáng kiến đầu tiên hay ho này đã bị ngừng lại sau 4 mùa do “nhu cầu tiêu dùng thấp và cần phải nghiên cứu và phát triển thêm”, theo như nhà sản xuất chia sẻ.
Sau một thời gian được cải tiến, Puma đã sử dụng da lộn Zeology không chỉ vừa thân thiện với môi trường hơn mà còn thoải mái hơn khi so sánh với các vật liệu phân hủy sinh học khác. Đế ngoài của Re: Suede cũng đã được cải tiến để đảm bảo độ mòn tối ưu.
Giám đốc sáng tạo của PUMA, Heiko Desens cho biết: “Chúng tôi hy vọng rằng những ghi nhận đạt được trong quá trình thử nghiệm ‘No Time For Waste’ của giày Re: Suede sẽ giúp Puma tiếp tục nâng cao tiêu chuẩn sản phẩm, cho phép người tiêu dùng của chúng tôi có thể lựa chọn những items thời trang tốt hơn trong tương lai vừa sành điệu, thời thượng với kiểu dáng vừa đảm bảo được độ bền”.
Trong khi đó, thương hiệu thời trang xa xỉ Louis Vuitton lần đầu tiên bước chân vào thị trường thời trang bền vững sau nhiều năm chịu áp lực từ các nhà hoạt động và đối thủ. Nhà mốt thông báo đôi giày thể thao uninsex Charlie mới của mình sẽ được làm bằng vật liệu bền vững Biolpolioli – một loại nhựa làm từ ngô. Ngoài ra, đế giày sẽ được làm từ ít nhất 94% cao su tái chế trong khi dây giày cũng hoàn toàn là sợi tái chế.
Thương hiệu cao cấp của Pháp hiện đang rất coi trọng vai trò của mình trong việc bảo tồn môi trường. Hộp của đôi giày nói trên cũng được làm từ carton tái chế hoàn toàn và trở thành một chiếc túi có tay cầm. Giày Charlie được sản xuất tại xưởng Louis Vuitton ở Fiesso d'Artico, Ý với duy nhất màu trắng và các viền nhấn màu đen xám ở các phiên bản thấp và cao cổ.
Với thiết kế này, giày thể thao của Louis Vuitton sẽ vượt qua tất cả các lựa chọn hiện tại về tính bền vững. Hiện giày có hai mức giá là 1.080 USD cho bản cổ thấp và 1.130 USD cho bản cao cổ. Chúng đều đang có sẵn ở các cửa hàng Louis Vuitton trên toàn thế giới và cả trực tuyến.
Trước đó, Adidas cũng đã xác định lập trường của mình về vật liệu thế hệ tiếp theo. Gần đây, thương hiệu này đã nâng cao những nỗ lực đó bằng cách thiết kế lại thiết kế cổ điển của thập niên 70 vào tháng 4 này, khai thác Mylo dựa trên sợi nấm, một cải tiến vật liệu tự nhiên có nguồn gốc từ nấm do công ty công nghệ sinh học Bolt Threads cung cấp.
Cùng thời điểm McCartney chuẩn bị ra mắt các sản phẩm cộng tác với Adidas của mình, Reebok đã tung ra bộ sưu tập “Cotton + Corn”. Bộ sưu tập này là một bước đột phá ban đầu khác của thị trường đại chúng sang giày thể thao vegan, vào thời điểm đó, sản phẩm giày dép vegan duy nhất trên thị trường có đạo cụ của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (với 75% hàm lượng biobased được chứng nhận).
Đầu năm nay, Nike cũng đã hợp tác với công ty vật liệu bền vững Ananas Anam để giới thiệu sưu tập Happy Pineapple có 5 đôi giày khác nhau với chất liệu hoàn toàn thuần chay từ dứa. Một số thiết kế mang tính biểu tượng bao gồm Nike Air Max và Air Force 1 được tung ra với sắc màu nhiệt đới khác biệt.
Có thể nói, giày dép “thuần chay” đang nhanh chóng lan rộng trong toàn bộ ngành công nghiệp thời trang. Một báo cáo từ Future Market Insights đã định giá thị trường này vào khoảng 24 tỷ USD và dự đoán sẽ tăng trưởng trong vòng 10 năm tới. Việc sản xuất giày dép bền vững đang tăng lên khi các công ty khởi nghiệp mới và các công ty công nghệ phát triển các vật liệu bền vững được các đại gia thời trang như Chanel hay Gucci đặt hàng.