Cụ thể, trong báo cáo tài chính hợp nhất năm 2021 tự lập, VietJet Air báo doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ đạt 12.998 tỷ đồng, giảm 29% so với năm 2020, lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp 100 tỷ đồng tăng 16% so với năm 2020.
Tuy nhiên, sau khi kiểm toán, doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của VietJet Air chỉ còn 12.875 tỷ đồng giảm 1% so với báo cáo tài chính tự lập; lợi nhuận sau thuế hợp nhất còn 80 tỷ đồng, giảm 20 tỷ đồng tương ứng giảm 21% so với báo cáo tài chính tự lập.
Lý giải doanh thu, lợi nhuận "bốc hơi' sau kiểu toán, VietJet Air cho biết chủ yếu do việc ghi nhận tăng chi phí thuế thu nhập hoàn lại theo quy định.
Báo cáo tài chính quý 1/2022 cho thấy, 3 tháng đầu năm, Vietjet ghi nhận doanh thu thuần 4.522 tỷ đồng, tăng trưởng 12% so với cùng kỳ 2021, nhưng vẫn lỗ gộp 257 tỷ đồng do kinh doanh dưới giá vốn. Tuy vậy, con số này đã cải thiện so với mức lỗ hơn 1.000 tỷ đồng của quý 1/2021.
Trong kỳ, doanh thu tài chính giảm nhẹ xuống 1.156 tỷ đồng, trong khi chi phí tài chính tăng đột biến từ 38 tỷ đồng lên 403 tỷ đồng. Dù vậy, Công ty vẫn lãi 750 tỷ đồng từ hoạt động tài chính, nhờ đó VietJet Air ghi nhận lãi ròng 249 tỷ đồng, tăng gấp đôi so với cùng kỳ.
Cuối quý 1, Vietjet nắm trong tay 4.450 tỷ đồng tiền mặt và các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn, tăng mạnh so với hồi đầu năm. Trong khi đó, các khoản phải thu cũng tăng từ 23.3 ngàn tỷ đồng lên 29.7 ngàn tỷ đồng, trong đó đáng chú ý nhất là khoản phải thu khác tăng thêm hơn 4 ngàn tỷ đồng.
Nợ phải trả của VietJet Air tăng mạnh từ 34.799 tỷ đồng đầu năm lên 44.095 tỷ đồng, gấp 2,6 lần vốn chủ sở hữu. Trong đó, nợ ngắn hạn của Vietjet tăng từ mức 15.500 tỷ lên 20.700 tỷ, còn nợ dài hạn tăng từ 19.300 tỷ lên 23.400 tỷ đồng, chủ yếu đến từ các đợt phát hành trái phiếu gần đây. Dòng tiền kinh doanh của VietJet Air âm 2.392 tỷ đồng chủ yếu do biến động các khoản phải thu, hàng tồn kho.