January 15, 2025 | 17:46 GMT+7

Năng lực nội sinh của doanh nghiệp Việt trong phát triển ngành công nghiệp ô tô

Nam Nguyễn

Ngành công nghiệp ô tô đang chứng kiến các doanh nghiệp "đầu tàu" có khả năng “tự lực cánh sinh” như Thaco, VinFast vươn mình mạnh mẽ. Đây là những doanh nghiệp dẫn đầu có vai trò quan trọng giúp thúc đẩy ngành công nghiệp ô tô trong nước nói chung và công nghiệp hỗ trợ ô tô nói riêng phát triển.

Mục tiêu chiến lược

Năng lực nội sinh của doanh nghiệp Việt trong phát triển ngành công nghiệp ô tô - Ảnh 1

Theo Chiến lược phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035 được Thủ tướng Chính phủ phệ duyệt tại Quyết định 1168/QĐ-TTg, ngày 16 tháng 7 năm 2014, mục tiêu đặt ra đến năm 2035, tổng sản lượng xe đạt khoảng 1.531.400 chiếc, trong đó xe đến 9 chỗ khoảng 852.600 chiếc, từ 10 chỗ trở lên khoảng 84.400 chiếc, xe tải khoảng 587.900 chiếc, xe chuyên dụng khoảng 6.500 chiếc.

Tỷ lệ số xe sản xuất lắp ráp trong nước chiếm khoảng 78% so với nhu cầu nội địa. Về phát triển công nghiệp hỗ trợ, giai đoạn đến năm 2020, cơ bản hình thành ngành công nghiệp hỗ trợ cho sản xuất ô tô; phấn đấu đáp ứng khoảng 35% (tính theo giá trị) nhu cầu về linh kiện, phụ tùng cho sản xuất lắp ráp ô tô trong nước.

Giai đoạn 2026 - 2035 đáp ứng trên 65% nhu cầu về link kiện, phụ tùng cho sản xuất lắp ráp ô tô trong nước. Chiến lược đặt mục tiêu đến năm 2035, tổng lượng xe xuất khẩu đạt khoảng 90.000 chiếc.

Để đạt được các mục tiêu trên, Chiến lược đã đưa ra các định hướng cụ thể như xác định và thiết lập đối tác chiến lược, khuyến khích đầu tư các dự án đủ lớn để tạo dựng thị trường cho công nghiệp hỗ trợ; khuyến khích sản xuất dòng xe thân thiện môi trường (xe tiết kiệm nhiên liệu, xe hybrid, xe sử dụng nhiên liệu sinh học, xe chạy điện...), đáp ứng các yêu cầu về tiêu chuẩn khí thải theo lộ trình đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Tập trung cải tiến để nâng cao chất lượng sản phẩm bảo đảm hợp chuẩn quốc tế. Đồng thời, hình thành một số trung tâm/cụm liên kết công nghiệp ô tô tập trung trên cơ sở tổ chức, sắp xếp lại sản xuất; đẩy mạnh hợp tác - liên kết giữa các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô, các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ, các cơ sở nghiên cứu - triển khai và các cơ sở đào tạo thuộc mọi thành phần kinh tế để nâng cao hiệu quả đầu tư và tăng cường khả năng chuyên môn hoá...

Để đạt được mục tiêu này, Chính phủ cũng đã đưa ra các chính sách rất cụ thể để hỗ trợ cho sản xuất trong nước như ưu đãi thuế nhập khẩu cho linh kiện, phụ tùng phục vụ sản xuất, lắp ráp ô tô trong nước (Nghị định số 101/2021/NĐ- CP của Chính phủ), giảm lệ phí trước bạ cho xe sản xuất, lắp ráp trong nước,...

Năng lực nội sinh của doanh nghiệp Việt trong phát triển ngành công nghiệp ô tô - Ảnh 2

Mới đây, theo Dự thảo Đề cương chiến lược phát triển các ngành ô tô đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, trong giai đoạn hiện nay, rất nhiều yếu tố đang tác động mạnh mẽ và tạo áp lực lớn đến ngành sản xuất ô tô trong nước.

Mục tiêu tổng quát của Chiến lược là xây dựng ngành công nghiệp ô tô Việt Nam trở thành ngành công nghiệp quan trọng, đáp ứng nhu cầu thị trường nội địa về các loại xe có lợi thế cạnh tranh, tham gia xuất khẩu, tạo động lực thúc đẩy sự phát triển của các ngành công nghiệp khác và nâng cao năng lực cạnh tranh để trở thành nhà cung cấp linh kiện, phụ tùng trong chuỗi sản xuất công nghiệp ô tô thế giới.

Mục tiêu đặt ra đến năm 2035, tổng sản lượng xe đạt khoảng 1.531.400 chiếc, trong đó xe đến 9 chỗ khoảng 852.600 chiếc, từ 10 chỗ trở lên khoảng 84.400 chiếc, xe tải khoảng 587.900 chiếc, xe chuyên dụng khoảng 6.500 chiếc.

Tỷ lệ số xe sản xuất lắp ráp trong nước chiếm khoảng 78% so với nhu cầu nội địa. Về phát triển công nghiệp hỗ trợ, giai đoạn đến năm 2020, cơ bản hình thành ngành công nghiệp hỗ trợ cho sản xuất ô tô; phấn đấu đáp ứng khoảng 35% (tính theo giá trị) nhu cầu về linh kiện, phụ tùng cho sản xuất lắp ráp ô tô trong nước. Giai đoạn 2026 - 2035 đáp ứng trên 65% nhu cầu về link kiện, phụ tùng cho sản xuất lắp ráp ô tô trong nước.

Chiến lược đặt mục tiêu đến năm 2035, tổng lượng xe xuất khẩu đạt khoảng 90.000 chiếc. Để đạt được các mục tiêu trên, Chiến lược đã đưa ra các định hướng cụ thể như xác định và thiết lập đối tác chiến lược, khuyến khích đầu tư các dự án đủ lớn để tạo dựng thị trường cho công nghiệp hỗ trợ; khuyến khích sản xuất dòng xe thân thiện môi trường (xe tiết kiệm nhiên liệu, xe hybrid, xe sử dụng nhiên liệu sinh học, xe chạy điện...), đáp ứng các yêu cầu về tiêu chuẩn khí thải theo lộ trình đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Nỗ lực của doanh nghiệp Việt

Thực tế tỷ lệ nội địa hoá đối với xe cá nhân tại Việt Nam đến 9 chỗ ngồi (ô tô con) có mục tiêu đề ra là 30 - 40% vào năm 2020, tuy nhiên mới đạt bình quân khoảng 7-10%, trong đó Thaco đạt 15-18%, Toyota Việt Nam đạt 37% đối với riêng dòng xe Innova, chắc chắn sẽ không đạt mục tiêu đề ra tại Quy hoạch ngành ô tô.

Các sản phẩm đã được nội địa hóa vẫn mang hàm lượng công nghệ thấp như: săm, lốp ô tô, ghế ngồi, gương, kính, bộ dây điện, ắc-quy, sản phẩm nhựa… Hàng năm, Việt Nam phải nhập khẩu khoảng 2 - 3,5 tỷ USD các linh kiện, phụ  tùng phục vụ cho sản xuất lắp ráp và sửa chữa ô tô, chủ yếu là các nhóm sản phẩm công nghiệp hỗ trợ có hàm lượng công nghệ và giá trị gia tăng cao.

Tỷ lệ nội địa hóa trong ngành ô tô của Việt Nam do đó cũng thấp hơn so với các quốc gia đi trước trong khu vực như Thái Lan, Indonesia, Malaysia (trung bình 65 – 70%).

Hiện cả nước có 377 doanh nghiệp ô tô với sản lượng thiết kế khoảng trên 750.000 xe/năm, trong đó có 169 doanh nghiệp FDI, chiếm 46,43%. Trong số 377 doanh nghiệp sản xuất liên quan đến ô tô, có khoảng 56 doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô; trên 45 doanh nghiệp sản xuất khung gầm, thân xe, thùng xe; hơn 214 doanh nghiệp sản xuất linh kiện, phụ tùng ô tô,... với sản lượng sản xuất lắp ráp trong nước đáp ứng khoảng 70% nhu cầu xe dưới 9 chỗ ngồi trong nước.

Ngành Công nghiệp sản xuất ô tô trong nước hiện có 56 doanh nghiệp tham gia sản xuất và lắp ráp, gồm 38 doanh nghiệp trong nước (như Trường Hải, TMT ...) và 18 doanh nghiệp nước ngoài (với các thương hiệu nổi tiếng như Ford, Mercedes, Toyota, GM...).

Sản lượng sản xuất hàng năm của toàn ngành vào khoảng 460.000 sản phẩm, trong đó chủ yếu là xe con, xe tải và xe khách với sản lượng xe con trung bình đạt 200.000 sản phẩm mỗi năm, sản lượng xe tải và xe khách tương ứng là 215.000 sản phẩm mỗi năm...

Trong giai đoạn từ năm 2011 đến 2023 sản lượng xe sản xuất, lắp ráp trong nước có xu hướng tăng đều hàng năm, tuy nhiên tốc độ tăng trưởng không đều theo từng giai đoạn. Cụ thể, tăng trưởng bình quân trong giai đoạn 2011 - 2021 đạt 10,4%/năm và cả giai đoạn 2011 - 2023 đạt 9,4%/năm. Trong đó, tăng trưởng bình quân giai đoạn 2011 - 2015 đạt 12,25%/năm, giai đoạn 2016 - 2020 tăng bình quân 5,95%/năm và giai đoạn 2021 - 2023 đạt 7,8%/năm.

Số lượng xe sản xuất, lắp ráp tăng từ 108,2 ngàn chiếc năm 2011 lên 192,8 ngàn chiếc năm 2015, đạt 257,6 ngàn chiếc năm 2020 và đạt 347,4 ngàn chiếc năm 2023.

Xét về thực trạng sản xuất, lắp ráp của các thương hiệu xe trong nước cho thấy từ năm 2011 đến năm 2022, tổng sản lượng xe của một số thương hiệu lớn tăng được khoảng gần 40 nghìn xe, tăng ở hầu hết các thương hiệu như Kia, Ford, Honda. Tuy nhiên, một số thương hiệu lớn khác lại giảm một các đáng kể.

Năng lực nội sinh của doanh nghiệp Việt trong phát triển ngành công nghiệp ô tô - Ảnh 3

Tại Việt Nam, sau thời gian phát triển chưa xứng tầm với mong đợi, cho đến nay đã xuất hiện những doanh nghiệp nổi bật được cho sẽ “lèo lái” ngành ô tô trong nước và cho thấy sức mạnh nội sinh của doanh nghiệp Việt trong kỷ nguyên mới như VinFast. VinFast hiện đã định hình 2 trung tâm công nghiệp ô tô lớn tại Hải Phòng và Hà Tĩnh. Nhà máy ô tô VinFast tại Hải Phòng có công suất 250.000 xe/năm, có thể nâng lên 900.000 xe/năm.

Tại Hà Tĩnh, VinFast mới khởi công nhà máy ô tô hiện đại với công suất 300.000 xe/năm, có thể nâng lên 600.000 xe/năm.

Hiện tỷ lệ nội địa hoá của xe điện của VinFast đã đạt hơn 60%, bao gồm các chi tiết quan trọng như thân vỏ, động cơ, trần xe, giảm xóc. Đáng chú ý, ngay tại nhà máy của VinFast ở Hải Phòng cũng đang hình thành cụm công nghiệp hỗ trợ với sự tham gia của nhiều nhà cung cấp linh kiện, phục vụ cho lắp ráp ô tô và xuất khẩu. Hiện thực hoá điều này, theo thông tin từ VinFast, hãng xe Việt đã dành ra hơn 30% diện tích trong khuôn viên tổ hợp nhà máy để phát triển khu công nghiệp phụ trợ, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp cùng tham gia trực tiếp vào chuỗi cung ứng.

Theo bà Phạm Chi Lan, Chuyên gia kinh tế, Nguyên Phó Chủ tịch VCCI, khi những hãng sản xuất ô tô như Toyota, Isuzu, Hyundai, Daewoo, Ford vào Việt Nam từ những năm 1990, nhà đầu tư nào cũng cam kết đạt khoảng 30% nội địa hoá sau 10-15 năm, cam kết chuyển giao công nghệ, xuất khẩu. Trên cơ sở những cam kết đó, Chính phủ Việt Nam đã cung cấp những ưu đãi rất lớn cho các nhà đầu tư nước ngoài đầu tiên vào Việt Nam làm ô tô và coi như đấy là một trong những cú hích đầu tiên để đặt nền móng cho quá trình công nghiệp hóa của Việt Nam.

Nhưng trên thực tế phần lớn các nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam dùng các doanh nghiệp phụ trợ do các nhà sản xuất này mang từ bên ngoài vào Việt Nam, và được hưởng ưu đãi như họ. Với ưu đãi như vậy, các ngành phụ trợ ở Việt Nam không thể có cơ hội phát triển được khi các doanh nghiệp Việt vẫn chịu mức thuế cao hơn, ban đầu là 25%, sau đó 22%, rồi 17% thuế thu nhập doanh nghiệp, trong khi doanh nghiệp nước ngoài thì được ưu đãi 10%.

Trong bối cảnh chung, VinFast đã có những kế hoạch và giải pháp. Đầu tiên sẽ là phối hợp với các đối tác có sẵn sự hiện diện tại Việt Nam. Tận dụng mạng lưới doanh nghiệp phụ trợ sẵn có để tối ưu hóa nguồn cung trong nước, giảm phụ thuộc vào nhập khẩu. Với các đối tác nội địa, kết hợp với các doanh nghiệp Việt Nam đã có kinh nghiệm sản xuất phụ tùng, linh kiện hoặc các lĩnh vực hỗ trợ như logistics, lắp ráp, gia công… nhằm giảm chi phí vận chuyển, tăng tốc độ cung ứng, thúc đẩy sự phát triển của các doanh nghiệp trong nước.

Với các đối tác FDI, VinFast sẽ kết hợp với các doanh nghiệp FDI đã có tại Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp phụ trợ hoặc sản xuất linh kiện, giúp tăng cường khả năng tiếp cận công nghệ cao và kỹ năng quản lý hiện đại. Với mục tiêu đưa công nghệ tiên tiến về Việt Nam, từ đó nâng cao năng lực sản xuất và cải thiện chất lượng sản phẩm nội địa.

Với sự đầu tư bài bản, các mục tiêu chiến lược và cam kết lâu dài, VinFast không chỉ từng bước hiện thực hóa mục tiêu đạt tỷ lệ nội địa hóa đến 84% vào năm 2026 mà còn góp phần quan trọng vào việc xây dựng một hệ sinh thái công nghiệp hỗ trợ mạnh mẽ và bền vững, tạo động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế bền vững cho Việt Nam trong tương lai.

Năng lực nội sinh của doanh nghiệp Việt trong phát triển ngành công nghiệp ô tô - Ảnh 4

Trong khi đó, Trường Hải Thaco có tỉ lệ nội địa hoá một số dòng xe lên tới 70%. Năng lực của Trường Hải còn được thể hiện thông qua việc cung ứng linh kiện OEM cho nhiều hãng ô tô, xe máy tại Việt Nam như: Hyundai, Toyota, Isuzu, Piaggio và các doanh nghiệp FDI như: General Electric, Doosan Vina, Makitech, Amann và xuất khẩu đi các thị trường trọng điểm như: Mỹ, Úc, Anh, Ý, Nga, Canada, Thụy Điển, Phần Lan, Hàn Quốc, Nhật Bản…doanh thu đạt 160 triệu USD, với mục tiêu đạt 1 tỉ USD vào năm 2025. Ảnh: Thaco.

Thaco hiện cũng là đối tác quan trọng của nhiều doanh nghiệp lớn như Kia, Mazda, Peugeot, Mercedes-Benz, BMW và phát triển các dòng sản phẩm khác như: thiết bị công nghiệp, thiết bị nông nghiệp, linh kiện phụ tùng ô tô, linh kiện phụ tùng ngoài ngành ô tô, nguyên vật liệu và gia công cơ khí theo công đoạn của quy trình công nghệ sản xuất theo yêu cầu khách hàng.

Trong bối cảnh mới của ngành công nghiệp ô tô Việt, việc những doanh nghiệp đầu tàu đồng quan điểm cho rằng trong quá trình phát triển cần có một tập thể, không đi một mình, cả ngành công nghiệp phát triển phù hợp bối cảnh mới là hết sức cần thiết.

Bên cạnh đó, các doanh nghiệp Việt cũng ngày càng chủ động phát triển năng lực nội bộ bằng cách đào tạo đội ngũ kỹ sư và công nhân Việt Nam để vận hành công nghệ một cách hiệu quả và sáng tạo. Hoạt động này sẽ giúp tăng tính chủ động trong chuỗi cung ứng, giảm chi phí nhập khẩu, và từng bước xây dựng hệ sinh thái sản xuất bền vững. Đồng thời những doanh nghiệp Việt cũng ngày càng tự chủ tạo môi trường thuận lợi để thu hút vốn và kinh nghiệm từ cả trong và ngoài nước nhằm xây dựng chuỗi cung ứng nội địa mạnh mẽ là rất quan trọng.

Attention
The original article is written and published on VnEconomy in Vietnamese only. To read the full article, please use the Google Translate tool below to translate the content into your preferred language.
VnEconomy is not responsible for the translation.

Google translate