"Theo tôi, các nhà quản lý nên giảm thuế tiêu thụ đặc biệt đối với ôtô, thay vào đó bằng phí cầu đường."
Quan điểm này được TS. Udo F. Loersch, Chủ tịch Hiệp hội Các nhà sản xuất ôtô Việt Nam (VAMA), đưa ra khi trao đổi với phóng viên xung quanh dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt đối với nhiều mặt hàng, trong đó có ôtô. Nếu dự án được thông qua, các mức thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt đối với ôtô dưới 10 chỗ ngồi sẽ ở mức cao (50-70%).
TS. Udo F. Loersch nói:
- Những thay đổi về chính sách thuế nhập khẩu liên tục trong hai năm gần đây đã làm cho thị trường có nhiều biến động lớn. Với mức tăng thuế tiêu thụ đặc biệt này, thị trường sẽ gặp một cú sốc nữa, lượng xe tiêu thụ sẽ giảm đáng kể. Điều này sẽ gây nhiều ảnh hưởng xấu đến các nhà sản xuất ôtô cũng như khách hàng Việt Nam.
Tại những nước phát triển hơn, ôtô chỉ chịu thuế VAT, không có thuế tiêu thụ đặc biệt. Ôtô đang trở thành phương tiện đi lại hàng ngày, không phải là tài sản lớn. Vì vậy, chúng ta nên nghĩ đến việc giảm, thay vì tăng thuế tiêu thụ đặc biệt.
Thay vào đó, Chính phủ nên áp dụng việc thu phí cầu đường, để đảm bảo việc cứ chạy càng nhiều xe trên đường thì phải trả càng nhiều phí.
Thuế ôtô tại Việt Nam hiện thuộc mức cao nhất thế giới. Chính vì vậy, dung lượng thị trường không thể đủ lớn. Chúng ta chỉ còn 10 - 12 năm để phát triển những nhà sản xuất ôtô trong nước và nhà sản xuất phụ tùng trong ngành công nghiệp phụ trợ trước khi mở cửa thị trường hoàn toàn vào AFTA và WTO.
Trong khi đó, để phát triển ngành công nghiệp phụ trợ, cần có một dung lượng thị trường lớn hơn và mức thuế thấp hơn.
Theo ông, nếu giữ nguyên các chính sách như hiện nay đối với ôtô, kể cả ôtô nhập khẩu, thị trường ôtô Việt Nam bao giờ mới đạt quy mô đủ đáp ứng yêu cầu của giai đoạn 1 trong quá trình motorization (bùng nổ ôtô - PV) như trong cuộc hội thảo vừa được VAMA và Bộ Công Thương tổ chức vừa qua?
Tôi cho rằng quá trình “bùng nổ ôtô” sẽ xảy ra, vì đó là hệ quả tất yếu của nhu cầu kinh tế và tiêu dùng. Nếu các nhà sản xuất ôtô trong nước và công nghiệp phụ trợ không phát triển kịp thời, Việt Nam sẽ nhập khẩu xe là chính. Điều này sẽ dẫn đến những hậu quả chúng ta không hề mong muốn.
Đề xuất cụ thể của ông với tư cách đại diện VAMA đối với từng sắc thuế thế nào? Ví dụ thuế nhập khẩu linh kiện, phụ tùng; thuế nhập khẩu ôtô nguyên chiếc; thuế tiêu thụ đặc biệt…?
VAMA đã có nhiều kiến nghị về vấn đề này với Chính phủ. Hiện tại, đã có nhiều đề xuất khác nhau từ các bộ, ngành khác nhau.
Tôi chỉ có thể nhắc lại rằng sau 10 lần thay đổi thuế đột ngột từ đầu năm 2007, chúng ta không nên gây phương hại đến ngành công nghiệp ôtô vốn đang tiếp tục được đầu tư.
Như ông từng nêu quan điểm, để phát triển được ngành công nghiệp ôtô thì các nhà sản xuất phải nhận được sự hỗ trợ từ phía Chính phủ, cụ thể là các chính sách. Vậy các chính sách hỗ trợ đó là gì?
Về lâu dài, sẽ đến lúc mỗi gia đình sở hữu một chiếc ôtô và sau đó là
hai hoặc ba chiếc. Khi đó thị trường Việt Nam sẽ trở nên rất lớn. Đây
là ngành công nghiệp lớn xét trên khía cạnh doanh số và hiệu quả xã hội.
Điều thật sự quan trọng là chúng ta không thể xây dựng được ngành công
nghiệp ôtô nếu không có mục tiêu rõ ràng và các chính sách hỗ trợ từ
bây giờ. Như tôi đã đề cập, chúng ta nên giảm dần thuế tiêu thụ đặc biệt đối với ôtô, thay vào đó bằng phí cầu đường. Ngoài ra, cũng cần có chính sách thuế ưu đãi cụ thể cho các nhà sản xuất linh kiện phụ tùng để phát triển ngành công nghiệp phụ trợ.
Attention
The original article is written and published on VnEconomy in Vietnamese only. To read the full article, please use the Google Translate tool below to translate the content into your preferred language.
VnEconomy is not responsible for the translation.
VnEconomy is not responsible for the translation.
Google translate