Các doanh nghiệp, chủ đầu tư bất động sản đang thiếu vốn trầm trọng để triển khai các dự án. Trong khi đó, các ngân hàng thương mại sẽ tiếp tục siết chặt cho vay bất động sản theo chỉ đạo của Chính phủ.
Do đó, có thể thấy trước nguy cơ nhiều doanh nghiệp bất động sản phải đối mặt với phá sản.
Lý giải về vấn đề này, ông Vũ Quốc Thái, Giám đốc nghiên cứu Công ty Tư vấn bất động sản VietRees cho biết: lượng vốn đổ vào thị trường đã giảm sút, lãi suất ngân hàng quá cao ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động kinh doanh và nguồn cầu về bất động sản. Bên cạnh đó, doanh nghiệp phải đứng trước tình trạng chi phí đầu vào tăng đáng kể và nhất là tình hình khó khăn trong việc kinh doanh bán ra.
Doanh nghiệp khó vay ngân hàng
TS. Trần Kim Chung, Phó ban Khoa học quản lý (Viện Quản lý kinh tế Trung ương) nhận định: nguồn vốn từ bản thân các doanh nghiệp đầu tư kinh doanh bất động sản hiện đang có xu hướng không tăng. Các doanh nghiệp trong nước chưa tìm được nguồn vốn thay thế nguồn tín dụng hoặc ít nhất là bổ sung cho nguồn tín dụng. Nguyên nhân cơ bản là các nguồn vốn hiện hữu đều đã được huy động gần như tối đa.
Theo con số chính thức của Ngân hàng Nhà nước, tổng dư nợ tín dụng cho vay kinh doanh bất động sản đến nay khoảng 115.500 tỷ đồng, chiếm 9,15% tổng dư nợ trên toàn hệ thống. Con số này cho thấy nhìn chung cho vay bất động sản vẫn ở ngưỡng an toàn, và mới đây, một số ngân hàng đã hé mở cho vay bất động sản. Nhiều người hy vọng, thị trường bất động sản sẽ sớm bình ổn trở lại.
Song, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vừa chỉ đạo các bộ ngành thực hiện các biện pháp nhằm hạn chế những tác động xấu của cuộc khủng hoảng tài chính hiện nay đối với nền kinh tế nước ta. Theo đó, Chính phủ chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có biện pháp giám sát chặt chẽ và chỉ đạo các ngân hàng thương mại rà soát lại các khoản cho vay đầu tư, đặc biệt là đầu tư vào những lĩnh vực rủi ro cao, trong đó có bất động sản, tăng cường hơn nữa kiểm soát và phòng ngừa rủi ro đối với hoạt động cho vay bất động sản.
Như vậy, trong tương lai gần, các doanh nghiệp bất động sản không mong nhận được sự hỗ trợ nhiều về vốn từ phía các ngân hàng.
Ngân hàng sợ gặp rủi ro
Theo một số chuyên gia tài chính, thị trường trầm lắng, thanh khoản kém là nỗi lo lớn nhất khi cho vay bất động sản.
Ông Lê Xuân Nghĩa, Vụ trưởng Vụ Chiến lược phát triển ngân hàng (Ngân hàng Nhà nước) lo ngại: với tổng lượng vốn vay của doanh nghiệp có thế chấp bằng bất động sản trong toàn hệ thống ngân hàng lên tới 400.000 - 500.000 tỷ đồng (25-30 tỷ USD) thì chỉ cần một phần ba số đó không trả được nợ cũng đủ làm "khốn đốn" các ngân hàng thương mại, và khi đó, sẽ là một thách thức lớn đối với Ngân hàng Nhà nước trong việc hỗ trợ các ngân hàng.
Khảo sát của VietRees tại các trung tâm môi giới và các sàn giao dịch tại Tp.HCM cho thấy tất cả đều thưa vắng khách. Các trung tâm môi giới bất động sản đã thu hẹp đáng kể về số lượng và quy mô hoạt động, đa phần đều đang hoạt động cầm chừng.
Nhiều trung tâm giao dịch trong thời gian qua tuy đã chuyển thành sàn giao dịch nhưng tình hình giao dịch vẫn không có dấu hiệu khởi sắc. Tình hình giao dịch bất động sản căn hộ, nhà phố và đất nền dự án hiện tiếp tục giảm (mức giá giảm hơn 50% so với trước đây) và giá rao bán đã chững lại hẳn.
Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Tp.HCM nhận định: thời điểm thị trường bất động sản Việt Nam nói chung và Tp.HCM nói riêng phục hồi nhanh nhất cũng vào cuối năm 2009. Hiện nay nhu cầu nhà ở của người dân rất cao, tuy nhiên phần lớn phải dựa vào sự hỗ trợ của ngân hàng.
Việc duy trì các chính sách thắt chặt quản lý thị trường bất động sản cùng với lãi suất cho vay cao không chỉ là khó khăn của các doanh nghiệp mà còn là rào cản trong tiếp cận vốn vay từ ngân hàng đối với người có nhu cầu mua nhà.
Do đó, có thể thấy trước nguy cơ nhiều doanh nghiệp bất động sản phải đối mặt với phá sản.
Lý giải về vấn đề này, ông Vũ Quốc Thái, Giám đốc nghiên cứu Công ty Tư vấn bất động sản VietRees cho biết: lượng vốn đổ vào thị trường đã giảm sút, lãi suất ngân hàng quá cao ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động kinh doanh và nguồn cầu về bất động sản. Bên cạnh đó, doanh nghiệp phải đứng trước tình trạng chi phí đầu vào tăng đáng kể và nhất là tình hình khó khăn trong việc kinh doanh bán ra.
Doanh nghiệp khó vay ngân hàng
TS. Trần Kim Chung, Phó ban Khoa học quản lý (Viện Quản lý kinh tế Trung ương) nhận định: nguồn vốn từ bản thân các doanh nghiệp đầu tư kinh doanh bất động sản hiện đang có xu hướng không tăng. Các doanh nghiệp trong nước chưa tìm được nguồn vốn thay thế nguồn tín dụng hoặc ít nhất là bổ sung cho nguồn tín dụng. Nguyên nhân cơ bản là các nguồn vốn hiện hữu đều đã được huy động gần như tối đa.
Theo con số chính thức của Ngân hàng Nhà nước, tổng dư nợ tín dụng cho vay kinh doanh bất động sản đến nay khoảng 115.500 tỷ đồng, chiếm 9,15% tổng dư nợ trên toàn hệ thống. Con số này cho thấy nhìn chung cho vay bất động sản vẫn ở ngưỡng an toàn, và mới đây, một số ngân hàng đã hé mở cho vay bất động sản. Nhiều người hy vọng, thị trường bất động sản sẽ sớm bình ổn trở lại.
Song, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vừa chỉ đạo các bộ ngành thực hiện các biện pháp nhằm hạn chế những tác động xấu của cuộc khủng hoảng tài chính hiện nay đối với nền kinh tế nước ta. Theo đó, Chính phủ chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có biện pháp giám sát chặt chẽ và chỉ đạo các ngân hàng thương mại rà soát lại các khoản cho vay đầu tư, đặc biệt là đầu tư vào những lĩnh vực rủi ro cao, trong đó có bất động sản, tăng cường hơn nữa kiểm soát và phòng ngừa rủi ro đối với hoạt động cho vay bất động sản.
Như vậy, trong tương lai gần, các doanh nghiệp bất động sản không mong nhận được sự hỗ trợ nhiều về vốn từ phía các ngân hàng.
Ngân hàng sợ gặp rủi ro
Theo một số chuyên gia tài chính, thị trường trầm lắng, thanh khoản kém là nỗi lo lớn nhất khi cho vay bất động sản.
Ông Lê Xuân Nghĩa, Vụ trưởng Vụ Chiến lược phát triển ngân hàng (Ngân hàng Nhà nước) lo ngại: với tổng lượng vốn vay của doanh nghiệp có thế chấp bằng bất động sản trong toàn hệ thống ngân hàng lên tới 400.000 - 500.000 tỷ đồng (25-30 tỷ USD) thì chỉ cần một phần ba số đó không trả được nợ cũng đủ làm "khốn đốn" các ngân hàng thương mại, và khi đó, sẽ là một thách thức lớn đối với Ngân hàng Nhà nước trong việc hỗ trợ các ngân hàng.
Khảo sát của VietRees tại các trung tâm môi giới và các sàn giao dịch tại Tp.HCM cho thấy tất cả đều thưa vắng khách. Các trung tâm môi giới bất động sản đã thu hẹp đáng kể về số lượng và quy mô hoạt động, đa phần đều đang hoạt động cầm chừng.
Nhiều trung tâm giao dịch trong thời gian qua tuy đã chuyển thành sàn giao dịch nhưng tình hình giao dịch vẫn không có dấu hiệu khởi sắc. Tình hình giao dịch bất động sản căn hộ, nhà phố và đất nền dự án hiện tiếp tục giảm (mức giá giảm hơn 50% so với trước đây) và giá rao bán đã chững lại hẳn.
Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Tp.HCM nhận định: thời điểm thị trường bất động sản Việt Nam nói chung và Tp.HCM nói riêng phục hồi nhanh nhất cũng vào cuối năm 2009. Hiện nay nhu cầu nhà ở của người dân rất cao, tuy nhiên phần lớn phải dựa vào sự hỗ trợ của ngân hàng.
Việc duy trì các chính sách thắt chặt quản lý thị trường bất động sản cùng với lãi suất cho vay cao không chỉ là khó khăn của các doanh nghiệp mà còn là rào cản trong tiếp cận vốn vay từ ngân hàng đối với người có nhu cầu mua nhà.
Do đó, nếu để đến 31/12/2008 mà thị trường bất động sản vẫn chưa có tính thanh khoản, trở lại giao dịch bình thường, thì tất cả các khoản nợ bất động sản hiện nay ở các ngân hàng sẽ trở thành nợ xấu. Mặc dù có các tài sản thế chấp khác đảm bảo, nhưng các ngân hàng cũng không thể nào thanh lý được hết các tài sản đảm bảo cùng lúc, không thể tìm ra 115.000 tỷ đồng ở đâu mà mua, hơn nữa, thủ tục thanh lý cũng vô cùng phức tạp.
Ông Đặng Hoàng Vũ, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Thương mại Địa ốc Thanh Bình nói với tình hình như hiện nay, trong ngắn hạn thì các doanh nghiệp phải tự cố gắng thắt lưng buộc bụng, tự xoay sở và chờ đợi.