September 25, 2023 | 21:20 GMT+7

Nhà đầu tư cá nhân tháo chạy ngàn tỷ, khối ngoại, tự doanh và tổ chức gom mạnh

Kiều Trang -

Nhà đầu tư nước ngoài gom ròng 808 tỷ đồng, tự doanh gom ròng 500 tỷ đồng, tổ chức gom ròng 317 tỷ đồng trong bối cảnh cá nhân tháo chạy bán ròng 1511.2 tỷ đồng...

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Kết thúc phiên giao dịch ngày 25/09/2023, chỉ số Vn-Index giảm 3,34% đóng cửa ở mức 1.153,20 điểm. Giá trị giao dịch trên sàn HOSE đạt 23.448 tỷ đồng, giá trị giao dịch toàn thị trường tính cả 3 sàn đạt 27.399,9 tỷ đồng, Giảm 26,4% so với phiên liền trước, nhưng vẫn tăng +1% so với trung bình 5 phiên và +1,4% so với trung bình 20 phiên.

Biên độ giảm của Vn-Index nới rộng về cuối phiên trong khi thanh khoản giảm mạnh so với phiên ngày thứ Sáu (và không có đột biến so với bình quân nhiều ngày trước đó) cho thấy lực cầu quá yếu.

Dòng tiền rút khỏi hầu hết các nhóm ngành, tập trung ở một số ngành lớn như Chứng khoán, Bất động sản, Ngân hàng, Thép và Xây dựng. Một số nhóm ngành nhỏ hơn như Dầu khí, Hóa chất, Nuôi trồng nông & hải sản, Bán lẻ, Cảng biển, Dệt may, Gỗ cũng ghi nhận thanh khoản giảm mạnh. Đáng chú ý là chỉ số giá của tất cả các ngành này cùng giảm khi lực bán chủ động với khối lượng lớn xuất hiện trên diện rộng.

Nhà đầu tư nước ngoài mua ròng 808.5 tỷ đồng, tính riêng giao dịch khớp lệnh thì họ mua ròng 701.9 tỷ đồng. Mua ròng khớp lệnh chính của nước ngoài là nhóm Dịch vụ tài chính, Bất động sản. Top mua ròng khớp lệnh của nước ngoài gồm các mã: HPG, SSI, VHM, VNM, VCB, MWG, FRT, VIC, GMD, HDG.

Phía bên bán ròng khớp lệnh của nước ngoài là nhóm Hóa chất. Top bán ròng khớp lệnh của nước ngoài gồm các mã: MSN, STB, PVT, DGC, VCI, LPB, GVR, NVL, CTG.

Nhà đầu tư Cá nhân bán ròng 1511.2 tỷ đồng, trong đó họ bán ròng khớp lệnh là 1438.7 tỷ đồng. Tính riêng giao dịch khớp lệnh, họ mua ròng 2/18 ngành, chủ yếu là ngành Hàng & Dịch vụ Công nghiệp. Top mua ròng của NĐT cá nhân tập trung gồm: GEX, NVL, VND, PVT, VCI, MSN, MSB, VRE, DGC, VSC.

Phía bán ròng khớp lệnh: họ bán ròng 16/18 ngành chủ yếu là nhóm ngành Ngân hàng, Tài nguyên Cơ bản. Top bán ròng có: HPG, SSI, MWG, VHM, VCB, VNM, VIC, FPT, FRT.

Tự doanh mua ròng 492.1 tỷ đồng tính riêng khớp lệnh họ mua ròng 513.2 tỷ đồng. Tính riêng giao dịch khớp lệnh: Tự doanh mua ròng 14/18 ngành. Nhóm mua ròng mạnh nhất là Ngân hàng, Tài nguyên Cơ bản.

Top mua ròng khớp lệnh của tự doanh phiên ngày hôm nay gồm HPG, MBB, MWG, VPB, STB, SSI, ACB, FPT, VNM, LPB. Top bán ròng là nhóm Ô tô và phụ tùng. Top cổ phiếu được bán ròng gồm GEX, MSB, E1VFVN30, VRE, NVL, FUEVN100, TCH, HCM, FUESSVFL, GMD.

Nhà đầu tư tổ chức trong nước mua ròng 317.2 tỷ đồng, tính riêng khớp lệnh thì họ mua ròng 223.5 tỷ đồng. Tính riêng giao dịch khớp lệnh: Tổ chức trong nước bán ròng 5/18 ngành , giá trị lớn nhất là nhóm Dịch vụ tài chính

Top bán ròng có VND, VRE, NVL, FUEVFVND, DIG, VSC, VCI, VPB, HDG, PDR. Giá trị mua ròng lớn nhất là nhóm Ngân hàng. Top mua ròng có HCM, MWG, FPT, KBC, VCB, HPG, ACB, STB, TCB, DCM.

Nhà đầu tư cá nhân tháo chạy ngàn tỷ, khối ngoại, tự doanh và tổ chức gom mạnh  - Ảnh 1

Các giao dịch thỏa thuận hôm nay chủ yếu xuất hiện ở nhóm vốn hóa lớn và được chuyển nhượng giữa các NĐT cá nhân, tập trung ở ngành Ngân hàng (SHB, STB, HDB, TPB, ACB) và Bất động sản (DXG, VIC).

Bất động sản là ngành đáng chú ý với tỷ trọng phân bổ dòng tiền tăng từ đáy và được khối ngoại mua ròng mạnh trong phiên hôm nay, tập trung mua ròng VHM, VIC, KBC và KDH.

Trong khung thời gian 1 tháng, Bất động sản là ngành có giá điều chỉnh sớm hơn so với thị trường chung (xem Ảnh 7), nhưng chủ yếu do ảnh hưởng bởi một số cổ phiếu đầu ngành, tập trung ở nhóm liên quan đến Vingroup (VHM, VIC và VRE).

Chỉ số giá của ngành Bất động sản đang tiệm cận về vùng đáy 1 năm trong khi chỉ số dòng tiền tích lũy FMI_Abs đang có xu hướng giảm từ đỉnh, nhưng vẫn duy trì ở mức khá cao. Trong phiên hôm nay, lực bán chủ động tập trung vào ở nhóm bất động sản vốn hóa lớn (VIC, NVL, PDR, DIG). Ngoại trừ VIC, 3 cổ phiếu còn lại được nhà đầu tư cá nhân mua ròng.

Tỷ trọng giá trị giao dịch giảm nhẹ ở nhóm vốn hóa lớn VN30 và vừa VNMID, nhưng chỉ số VNMID có biên độ giảm mạnh hơn so với VN30 và thị trường chung.

Attention
The original article is written and published on VnEconomy in Vietnamese only. To read the full article, please use the Google Translate tool below to translate the content into your preferred language.
VnEconomy is not responsible for the translation.

Google translate