Vn-Index đóng cửa tuần giao dịch thứ 11 của năm 2023 với 4 phiên giảm, 1 phiên tăng, giảm 7,86 điểm tương đương 0,75%, đóng cửa tại 1.045,14 điểm. Giá trị giao dịch trung bình một phiên trên sàn HOSE đạt 10.403 tỷ đồng, tăng 20,8% so với tuần trước đó, 12,7% so với trung bình 5 tuần nhưng giảm 2,9% so với trung bình 20 tuần.
Trong tuần qua, 15/19 ngành cấp 2 giảm giá, chỉ có 4 nhóm ngành cấp 2 là Du lịch & Giải trí, Dịch vụ Tài chính, Bất động sản và Bảo hiểm tăng giá.
Nhà đầu tư nước ngoài mua ròng tuần thứ 2 liên tiếp, giá trị mua ròng trong tuần đạt 2.167 tỷ đồng trên HOSE. Tính riêng giao dịch khớp lệnh, nhà đầu tư nước ngoài ròng 2.188 tỷ đồng.
Tuần 13-17/3 là tuần cơ cấu danh mục kỳ review quý 1 của các ETF tham chiếu theo các bộ chỉ số: FTSE Vietnam Index (FTSE ETF), FTSE Vietnam 30 Index (Fubon ETF), MarketVector Vietnam Local Index (VNM ETF). Đặc biệt, với việc VNM ETF đổi chỉ số tham chiếu và tăng tỷ trọng cổ phiếu Việt Nam lên 100% do vậy, lực giải ngân của khối ngoại đã tăng rõ rệt.
Top cổ phiếu mua ròng khớp lệnh tuần này của nước ngoài gồm HSG, POW, SSI, SHB, VND. Điểm đáng chú ý là nhà đầu tư nước ngoài mua ròng mạnh HSG (330 tỷ đồng) nhưng lại bán ròng HPG (171 tỷ đồng). Ngoài HPG, nhóm này bán ròng STB, VCB, FUEVFVND, PLX.
Tự doanh cũng mua ròng 858 tỷ đồng trong tuần, tính riêng khớp lệnh tự doanh công ty chứng khoán mua ròng 710 tỷ đồng. Top mua ròng khớp lệnh của tự doanh trong tuần gồm FUEVFVND, HPG, VNM, SSI, MSN. Top cổ phiếu bị bán ròng gồm VCI, PNJ, PVT, GMD, REE.
Nhà đầu tư cá nhân ngược lại bán ròng 3.002 tỷ đồng trên HOSE. Tính riêng khớp lệnh cá nhân trong nước ròng 2.754 tỷ đồng. Nhóm này mua ròng khớp lệnh mạnh nhất STB, DIG, HPG, PLX, NLG, bán ròng khớp lệnh nhiều nhất là SSI, HSG, POW, SHB, VND.
Tổ chức trong nước cũng bán ròng 22 tỷ đồng, tính riêng khớp lệnh tổ chức trong nước bán ròng 144 tỷ đồng. Họ mua ròng khớp lệnh mạnh nhất STB, VCB, VNM, SBT, VIC, bán ròng khớp lệnh nhiều nhất là DIG, ACB, TCB, PNJ, LPB.
Nhóm Ngân hàng và Dịch vụ Tài chính có tỉ trọng giá trị giao dịch tuần này tăng mạnh nhất so với tuần trước và đều ở mức cao nhất trong vòng 10 tuần, tuy nhiên chỉ có ngành Dịch vụ Tài chính tăng giá 0,32% còn ngành Ngân hàng giảm giá 0,26%.
Chỉ số dòng tiền tích lũy FMI-Abs vào nhóm Ngân hàng đang tăng mạnh trở lại từ đáy gần nhất, chỉ số dòng tiền FMI-Rel trong mối tương quan với thị trường đang ở mức cao tương đối trong vòng một năm.
Nhóm cổ phiếu Dịch vụ Tài chính có tuần giao dịch mạnh với tỉ trọng giá trị giao dịch tăng lên 15,48% toàn thị trường, cao nhất trong 10 tuần liên tiếp, đồng thời giá tăng.
Chỉ số dòng tiền tích lũy FMI-Abs vào nhóm Dịch vụ Tài chính đang có xu hướng tăng tuy còn xa mức đỉnh cũ, tuy nhiên chỉ số dòng tiền FMI-Rel đang tiếp tục tăng cao và đã vượt đỉnh 1 năm, cho thấy so với thị trường chung nhóm này thu hút dòng tiền mạnh hơn.
Tỉ trọng giá trị giao dịch bình quân của nhóm vốn hóa lớn VN30 trong tăng lên 48,3% toàn thị trường, chỉ số giá của nhóm này tăng 0,05%.
Tỉ trọng giá trị giao dịch của nhóm cổ phiếu vốn hóa vừa VNMID giảm xuống 40,2%, chỉ số VNMID giảm 0,7%.
Trong khi đó, tỉ trọng nhóm vốn hóa nhỏ VNSML giảm xuống lên 10,5% trong tuần, chỉ số nhóm này giảm 0,84%.