Trong thời gian tới sẽ tiếp tục hạn
chế nhập khẩu các loại ôtô nguyên chiếc và linh kiện ôtô dưới 12 chỗ
ngồi.
Cổng thông tin Chính phủ cho biết, đây chính là một trong năm nhóm
mặt hàng trong danh mục mặt hàng hạn chế nhập khẩu đang được Bộ Công
Thương và Bộ Tài chính phối hợp xây dựng.
Cùng với nhóm hàng ôtô, xe
máy là nhóm các mặt hàng tiêu dùng, các phẩm chế tạo từ gang thép, than
cốc và các sản phẩm hóa dầu, các mặt hàng khác như đá quý, kim cương
vàng bạc...
Để thực hiện việc hạn chế nhập khẩu, Bộ Công Thương sẽ sử dụng nhiều
biện pháp quyết liệt như tăng thuế, dán tem nhập khẩu bắt buộc. Trước
đó, Bộ Công Thương cũng đã được phép triển khai biện pháp cấp giấy phép
tự động đối với mặt hàng ôtô nhằm hạn chế lượng xe hơi về thị trường.
Với các động tác nhằm hạn chế nhập siêu như vậy, dự báo trong 6
tháng cuối năm 2008, lượng ôtô nguyên chiếc nhập khẩu về nước sẽ tiếp
tục giảm xuống.
Trong hai tháng 5 và 6/2008, lượng ôtô nguyên chiếc nhập khẩu cũng
đã liên tiếp sụt giảm với mức trên dưới 1.000 chiếc/tháng. Tính đến hết
6 tháng đầu năm, giá trị kim ngạch nhập khẩu các sản phẩm ôtô đã lên
tới 1,5 tỷ USD. Trong đó riêng các loại ôtô nguyên chiếc chiếm đến 742
triệu USD, gấp 5,1 lần về lượng và 4,5 lần về giá trị so với cùng kỳ
năm 2007.
Giới kinh doanh xe hơi cho biết, trong khoảng thời gian từ nay đến
cuối năm lượng xe hơi nhập khẩu về nước sẽ chủ yếu tập trung và các
dòng xe hạng sang, siêu sang và các loại siêu xe. Bởi lẽ nhu cầu đối
với những chiếc xế hộp dạng này vẫn rất cao và sức mua của các “đại
gia” không bị ảnh hưởng nhiều bởi mức giá cao.
Bên cạnh các dòng xe du lịch dạng này, lượng ôtô nhập khẩu chủ yếu
trong thời gian tới sẽ thuộc về phân khúc xe tải, xe khách và xe chuyên
dụng nhằm phục vụ nhu cầu sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp.
Đối với các loại xe du lịch hạng nhỏ và hạng trung, do lượng xe tồn
đọng tại các doanh nghiệp nhập khẩu hiện còn rất lớn, đồng thời tình
hình bán hàng vẫn chưa được cải thiện nhiều nên nhu cầu nhập khẩu thêm
các loại xe này sẽ rất nhỏ.
Attention
The original article is written and published on VnEconomy in Vietnamese only. To read the full article, please use the Google Translate tool below to translate the content into your preferred language.
VnEconomy is not responsible for the translation.
VnEconomy is not responsible for the translation.
Google translate