Phiên chợ Chuộng họp bên bờ sông Hoàng tại Thanh Hóa chỉ diễn ra vào sáng mùng 6 Tết hàng năm. Người đến phiên chợ ngoài mua bán hàng hóa, còn "choảng nhau" bằng cà chua, ai càng bị ném nhiều thì quan niệm năm đó có nhiều tài lộc...
Mùng 6 Tết Nguyên đán, hàng nghìn người dân ở khắp nơi trong tỉnh Thanh Hóa lại đổ về xóm Giang, xã Đông Hoàng, huyện Đông Sơn, để tham gia phiên chợ Chuộng “độc nhất vô nhị” được tổ chức duy nhất một lần trong năm. Đây là phiên chợ “choảng nhau” bằng cà chua, để cầu may cho một năm mới. Ngoài tên gọi chợ Chuộng, còn có nhiều tên như chợ Choảng, chợ Giải xui, chợ Ân oán...
Theo các vị cao niên tại địa phương, sở dĩ có phiên chợ này là vào thời vua Lê, đúng mùng 6 Tết, có một vị tướng bị giặc đuổi chạy qua đây. Để tránh bị địch phát hiện, vị tướng ra lệnh cho quân sĩ cùng dân làng họp chợ.
Khi quân giặc chạy đến, thấy đông người chúng tưởng đây chỉ là một phiên chợ quê bình thường nên mất cảnh giác. Do thấy quân giặc sơ ý, vị tướng liền phát lệnh tấn công, địch bất ngờ không kịp trở tay và bị giết sạch. Để tưởng nhớ vị tướng đã có công dẹp giặc, cứ vào mùng 6 Tết hàng năm, người dân lại nô nức họp chợ.
The original article is written and published on VnEconomy in Vietnamese only. To read the full article, please use the Google Translate tool below to translate the content into your preferred language.
VnEconomy is not responsible for the translation.