September 20, 2024 | 10:24 GMT+7

[Phóng sự ảnh] Quất Tứ Liên, đào Nhật Tân sau lũ: Có kịp đón Tết?

Phương Thảo -

Do ảnh hưởng mưa lũ, làng đào Nhật Tân và quất Tứ Liên ven sông Hồng rơi vào chung cảnh ngộ bị đổ, gãy cành và ngập sâu trong nước. Nước lũ rút, những cánh đồng bạt ngàn đào, quất rơi vào cảnh héo lá, xơ xác...

Đêm 9/10, mực nước sông Hồng dâng cao tại nhiều khu vực như phường Tứ Liên, quận Tây Hồ; bến Chương Dương tại phường Chương Dương Độ, quận Hoàn Kiếm... Nhiều hộ gia đình đã phải thức trắng đêm để sơ tán hàng hóa, tài sản ra khỏi vùng ngập lụt. Đặc biệt, khu vực chân cầu Nhật Tân ven sông Hồng, nước lũ dâng cao khủng khiếp, nhấn chìm nhiều đồng ruộng, hoa màu, nhiều diện tích trồng đào của người dân đã bị nước lũ “nuốt chửng”…

Sau khi nước sông Hồng rút, đã bỏ lại cả một cánh đồng bạt ngàn quất Tứ Liên, đào Nhật Tân héo lá, rụng quả, người dân chỉ biết khóc vì thất thu, thiệt hại. Theo UBND quận Tây Hồ, tính đến thời điểm hiện tại, 105ha trồng đào trên địa bàn quận đã bị ngập do mưa lũ, thiệt hại hơn 85 tỷ đồng. Phường Nhật Tân chịu ảnh hưởng nặng nề nhất với 80ha bị ngập úng. Vườn quất Tứ Liên (quận Tây Hồ) cũng thiệt hại nghiêm trọng. Mưa lũ đã gây ngập 35,5ha quất trên địa bàn quận, với thiệt hại ước tính hơn 37 tỷ đồng. 

Theo ông Nguyễn Thanh Tịnh, Phó Chủ tịch UBND quận Tây Hồ, nhằm phục hồi sản xuất nông nghiệp cho người dân canh tác tại khu vực ngoài bãi, quận Tây Hồ đã xây dựng kế hoạch, bố trí khoảng 85 tỷ đồng để cho vay, hỗ trợ người dân phục hồi sản xuất, ủy thác qua Ngân hàng chính sách xã hội quận.

“Theo thống kê chưa đầy đủ, mưa lũ đã khiến 1.018 người lao động (người đang canh tác, sản xuất tại các vườn đào, quất, hoa màu) bị ảnh hưởng. Trong đó, hơn 600 trường hợp đã vay vốn từ Ngân hàng chính sách xã hội, hơn 400 trường hợp chưa vay vốn, đối với những trường hợp này, quận Tây Hồ sẽ có biện pháp giãn nợ, cho vay, cho vay tiếp nếu người lao động có nhu cầu với lãi suất 0%”, Phó Chủ tịch UBND quận Tây Hồ nói.

[Phóng sự ảnh] Quất Tứ Liên, đào Nhật Tân sau lũ: Có kịp đón Tết? - Ảnh 1
Chiều 19/9, làng Nhật Tân và Tứ Liên vẫn còn những lớp bùn dày, đặc quánh che phủ khu vực trồng đào và quất. Nhiều gốc đào ngập trong nước lâu rơi vào tình trạng xơ xác.
Chiều 19/9, làng Nhật Tân và Tứ Liên vẫn còn những lớp bùn dày, đặc quánh che phủ khu vực trồng đào và quất. Nhiều gốc đào ngập trong nước lâu rơi vào tình trạng xơ xác.
[Phóng sự ảnh] Quất Tứ Liên, đào Nhật Tân sau lũ: Có kịp đón Tết? - Ảnh 2
Nước lũ rút, cánh đồng bạt ngàn đào, quất đang rơi vào cảnh héo lá, chết dần chết mòn vì bị ngâm nhiều ngày trong nước và không còn khả năng phục hồi. 
Nước lũ rút, cánh đồng bạt ngàn đào, quất đang rơi vào cảnh héo lá, chết dần chết mòn vì bị ngâm nhiều ngày trong nước và không còn khả năng phục hồi. 
[Phóng sự ảnh] Quất Tứ Liên, đào Nhật Tân sau lũ: Có kịp đón Tết? - Ảnh 3
Những cây đào Nhật Tân, quất Tứ Liên không chỉ là nguồn sinh kế quan trọng của các hộ ươm trồng mà còn là sản phẩm OCOP 4 sao, góp phần quảng bá hình ảnh làng nghề đến du khách. 
Những cây đào Nhật Tân, quất Tứ Liên không chỉ là nguồn sinh kế quan trọng của các hộ ươm trồng mà còn là sản phẩm OCOP 4 sao, góp phần quảng bá hình ảnh làng nghề đến du khách. 
[Phóng sự ảnh] Quất Tứ Liên, đào Nhật Tân sau lũ: Có kịp đón Tết? - Ảnh 4
Cả năm trông chờ vào cây đào, cây quất giờ mất hết chả còn gì. Công việc của những người trồng quất, đào ở Tứ Liên, Nhật Tân bây giờ là dọn bùn, dọn cây hỏng, chuẩn bị vườn cho vụ mới thế nhưng nỗi lo vẫn chồng chất.
Cả năm trông chờ vào cây đào, cây quất giờ mất hết chả còn gì. Công việc của những người trồng quất, đào ở Tứ Liên, Nhật Tân bây giờ là dọn bùn, dọn cây hỏng, chuẩn bị vườn cho vụ mới thế nhưng nỗi lo vẫn chồng chất.
[Phóng sự ảnh] Quất Tứ Liên, đào Nhật Tân sau lũ: Có kịp đón Tết? - Ảnh 5
Thậm chí, việc dọn những cây quất chết cũng rất vất vả và đòi hỏinhiều thời gian vì rễ quất cắm chắc trong chum. 
Thậm chí, việc dọn những cây quất chết cũng rất vất vả và đòi hỏinhiều thời gian vì rễ quất cắm chắc trong chum. 
[Phóng sự ảnh] Quất Tứ Liên, đào Nhật Tân sau lũ: Có kịp đón Tết? - Ảnh 6
Theo người dân trồng đào, họ chưa từng thấy trận lũ nào tàn phá lớn như vậy trong nhiều năm trở lại đây. "Chúng tôi đã cố gắng di dời cây lên những khu vực cao hơn, nhưng nước lũ dâng lên nhanh quá. Chỉ trong vài tiếng, cả vườn chìm trong nước, nhiều cây đã chết úng", một người dân chia sẻ.
Theo người dân trồng đào, họ chưa từng thấy trận lũ nào tàn phá lớn như vậy trong nhiều năm trở lại đây. "Chúng tôi đã cố gắng di dời cây lên những khu vực cao hơn, nhưng nước lũ dâng lên nhanh quá. Chỉ trong vài tiếng, cả vườn chìm trong nước, nhiều cây đã chết úng", một người dân chia sẻ.
[Phóng sự ảnh] Quất Tứ Liên, đào Nhật Tân sau lũ: Có kịp đón Tết? - Ảnh 7
 Nhiều người dân lo ngại dù một số cây đào cao hơn còn sót lại, nhưng sau một tuần ngâm mình trong nước, rễ cây đã bị úng, khó có thể phục hồi.
 Nhiều người dân lo ngại dù một số cây đào cao hơn còn sót lại, nhưng sau một tuần ngâm mình trong nước, rễ cây đã bị úng, khó có thể phục hồi.
[Phóng sự ảnh] Quất Tứ Liên, đào Nhật Tân sau lũ: Có kịp đón Tết? - Ảnh 8
"Hàng năm, thời gian này các nhà vườn đã bắt đầu chuẩn bị cho vụ đào Tết, vài tháng nữa sẽ đưa những cây đẹp nhất ra thị trường phục vụ người dân chơi Tết nhưng năm nay chẳng còn gì để bán”, một người dân buồn bã chia sẻ.
"Hàng năm, thời gian này các nhà vườn đã bắt đầu chuẩn bị cho vụ đào Tết, vài tháng nữa sẽ đưa những cây đẹp nhất ra thị trường phục vụ người dân chơi Tết nhưng năm nay chẳng còn gì để bán”, một người dân buồn bã chia sẻ.
[Phóng sự ảnh] Quất Tứ Liên, đào Nhật Tân sau lũ: Có kịp đón Tết? - Ảnh 9
Một chủ vườn cho biết: "Nếu cây không thể phục hồi, chúng tôi sẽ đánh gốc, bỏ cây và chuẩn bị dâm cành mới vào tháng Giêng”. Ngoài ra, những cây quất kịp sơ tán cũng đang được đưa trở lại các khu vườn để tiếp tục chăm sóc và phục hồi. Có thể nói, đây là những nỗ lực cuối cùng của người nông dân nhằm cứu vãn phần tài sản còn sót lại sau lũ.
Một chủ vườn cho biết: "Nếu cây không thể phục hồi, chúng tôi sẽ đánh gốc, bỏ cây và chuẩn bị dâm cành mới vào tháng Giêng”. Ngoài ra, những cây quất kịp sơ tán cũng đang được đưa trở lại các khu vườn để tiếp tục chăm sóc và phục hồi. Có thể nói, đây là những nỗ lực cuối cùng của người nông dân nhằm cứu vãn phần tài sản còn sót lại sau lũ.
 

Cũng theo lãnh đạo quận Tây Hồ, cùng với việc giãn nợ, cho vay vốn phục hồi sản xuất, quận đã chỉ đạo các đơn vị có liên quan, hướng dẫn người dân khẩn trương dọn dẹp, khắc phục ảnh hưởng của bão lũ để tổ chức canh tác lại cây ngắn ngày nhằm đảm bảo cuộc sống của người dân.

Trong đó, quận sẽ hướng bà con phường Phú Thượng chuyển sang trồng hoa dơn, hoa loa kèn; khu vực phường Nhật Tân tổ chức trồng hoa cúc; phường Tứ Liên chuyển sang trồng màu; khu vực bãi giữa sông Hồng chuyển sang trồng màu, cây dược liệu… để đảm bảo cuộc sống của người dân cũng như phục vụ thị trường Tết Nguyên đán 2025.

Attention
The original article is written and published on VnEconomy in Vietnamese only. To read the full article, please use the Google Translate tool below to translate the content into your preferred language.
VnEconomy is not responsible for the translation.

Google translate