September 18, 2022 | 06:38 GMT+7

Shift in supply chains good news for Vietnam

Châu Anh -

Analysts and business leaders at the recent “Supply chain shift - Opportunities for Vietnamese businesses” workshop said the strong shift in global supply chains has caused many multinational corporations to boost their investment in Vietnam, creating many major opportunities but also challenges for local enterprises.

Photo: Illustration
Photo: Illustration

Chia sẻ tại sự kiện nêu trên, các chuyên gia kinh tế, lãnh đạo doanh nghiệp nhận định, thời gian qua, sự chuyển dịch mạnh mẽ của chuỗi cung ứng trên toàn cầu khiến nhiều tập đoàn đa quốc gia đẩy mạnh đầu tư vào Việt Nam, góp phần hình thành nên "bức tranh" toàn cảnh với rất nhiều cơ hội lớn và thách thức cho doanh nghiệp Việt.

Cụ thể, Apple đã chuyển 11 nhà máy của các doanh nghiệp Đài Loan thuộc chuỗi cung ứng sang Việt Nam. Tập đoàn LEGO (Đan Mạch) xây dựng nhà máy mới tại Bình Dương, với dự án quy mô đầu tư hơn 1 tỷ đô la Mỹ. 

Tập đoàn đa quốc gia Techonic Industries (TTI), chuyên về các sản phẩm thiết bị điện và gia dụng, với 12 nhà máy trên toàn cầu, 76% sản phẩm cung cấp cho thị trường Hoa Kỳ, Bắc Âu, cũng đang triển khai dự án đầu tư 650 triệu đô la Mỹ vào Khu công nghệ cao TP.Hồ Chí Minh. Tương tự, nhiều doanh nghiệp khác như Foxconn, Luxshare, Pegatron, Wistron cũng mở rộng quy mô sẵn có tại Việt Nam. 

Khảo sát năm 2021 của Jetro cho thấy, 55,3% doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam mong muốn mở rộng quy mô kinh doanh, tỷ lệ cao nhất khu vực ASEAN. 

Nói về lý do chọn đầu tư xây dựng nhà máy hơn 1 tỷ đô la Mỹ tại Việt Nam, cụ thể là tỉnh Bình Dương, ông Preben Elnef - Tổng Giám đốc Công ty TNHH công nghệ LEGO Việt Nam, cho biết Việt Nam có điều kiện rất thuận lợi, thị trường tiềm năng. Đặc biệt, với sự phát triển vượt bậc trong những năm qua, Bình Dương có hệ thống cơ sở hạ tầng phù hợp với mục tiêu phát triển xanh, bền vững của Tập đoàn LEGO.

Với sự quan tâm và đẩy mạnh hỗ trợ về cơ chế, chính sách từ Chính phủ và các cơ quan quản lý Nhà nước, ngành công nghiệp Việt Nam, đặc biệt là công nghiệp hỗ trợ đã đạt được những hiệu quả rõ nét.

Việt Nam có một số lợi thế để tranh thủ sự dịch chuyển chuỗi cung ứng, như: Là thành viên của nhiều Hiệp định thương mại đa phương và song phương quan trọng; có môi trường kinh tế vĩ mô và tình hình chính trị ổn định, nền kinh tế năng động, thị trường tiêu thụ ngày càng mở rộng; môi trường kinh doanh ngày càng hoàn thiện, nhiều chỉ số về môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh của Việt Nam được cải thiện… 

Ông Đỗ Minh Tâm - Tổng Giám đốc Tổng công ty Cơ khí và công nghiệp hỗ trợ (THACO Industries, thuộc Tập đoàn THACO), cho biết tham gia chuỗi cung ứng THACO Industries đã trở thành đối tác chiến lược của nhiều hãng ô tô nổi tiếng như Kia, Mazda, Peugeot...

Hướng tới mục tiêu doanh thu 1 tỷ đô la Mỹ vào năm 2025, trong đó xuất khẩu đạt 500 triệu đô la Mỹ, THACO Industries sẽ tiếp tục hoàn thiện công nghệ sản xuất, tập trung phát triển nhanh và đa dạng các sản phẩm theo nhu cầu khách hàng, đẩy mạnh liên doanh liên kết với các đối tác trong và ngoài nước.

Tuy vậy, thực tế mặt bằng chung các doanh nghiệp công nghiệp của Việt Nam đa số còn nhỏ, lẻ chưa thể tham gia sâu vào chuỗi giá trị, bị đứt gãy chuỗi cung ứng do phụ thuộc vào thị trường thế giới nhiều biến động, từ những ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 đến chiến tranh thương mại giữa các nước… Việt Nam hiện có khoảng 2.000 doanh nghiệp sản xuất phụ tùng, linh kiện, trong đó chỉ có khoảng 300 doanh nghiệp tham gia vào chuỗi cung ứng.

Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương Võ Văn Minh cho biết mặc dù ngành công nghiệp phát triển khá tốt, tuy nhiên cũng như thực trạng chung cả nước, các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương vẫn phụ thuộc nhiều vào sử dụng nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất thành phẩm.

Việc ngành công nghiệp hỗ trợ, chuỗi cung ứng chưa phát triển mạnh đã phần nào ảnh hưởng đến chất lượng tăng trưởng các ngành công nghiệp, biểu hiện rõ nhất qua đợt dịch Covid-19, nhiều doanh nghiệp đã gặp khó khăn về thiếu hụt nguồn nguyên liệu sản xuất nhất là ngành điện tử, dệt may, da giày… 

Theo thống kê mới nhất, Bình Dương có 2.277 doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực có liên quan đến ngành công nghiệp hỗ trợ, cụ thể: Dệt may có 442 doanh nghiệp, da giày có 172 doanh nghiệp, chế biến gỗ có 953 doanh nghiệp, cơ khí có 710 doanh nghiệp… Có thể nói không đủ đáp ứng nhu cầu nguyên phụ liệu cho sản xuất cả về số lượng lẫn chất lượng, nhất là trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ công nghệ cao. 

Trong phiên thảo luận tại Hội thảo, các diễn giả cũng dự báo về thị trường sắp tới, việc quy hoạch vùng, khai thác quỹ đất, chuẩn bị về hạ tầng, nguyên liệu, logistic, khơi thông liên kết để tạo điều kiện cho việc hình thành các cụm công nghiệp, cụm liên kết ngành trong và giữa các địa phương; các chính sách, cải cách hành chính để thu hút đầu tư vào các địa phương; cơ chế phối hợp, thống nhất giữa các địa phương trong vùng tứ giác kinh tế: TP.Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa-Vũng Tàu và các địa phương lân cận để liên kết, khai thác hết những tiềm năng, lợi thế của Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

Attention
The original article is written and published on VnEconomy in Vietnamese only. To read the full article, please use the Google Translate tool below to translate the content into your preferred language.
VnEconomy is not responsible for the translation.

Google translate