October 21, 2022 | 09:28 GMT+7

Supporting industries crucial for participation in global value chains

Phúc Minh -

Mr. Choi Joo Ho, General Director of Samsung Vietnam, told the Multilateral Forum (MSF) 2022 on improving Vietnam’s position in global value chains, held on October 19, that the country holds many advantages in this regard, such as a dynamic economy and expanding consumer market. To use these advantages, it is necessary to expand participation in global supply chains by promoting supporting industries.

Photo: VnEconomy
Photo: VnEconomy

Diễn đàn đa phương (MSF) 2022 với chủ đề "Cải thiện vị thế trong chuỗi giá trị toàn cầu cho Việt Nam: Hợp tác đa phương trong nâng cao năng lực và trách nhiệm tra soát" vừa diễn ra với sự phối hợp của Bộ Công Thương, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và Samsung Việt Nam.

Đây là hoạt động trung tâm thuộc chuỗi hoạt động Diễn đàn đa phương (MSF) 2022 do Samsung và các đối tác tại Việt Nam hợp tác tổ chức.

Trong phát biểu khai mạc Diễn đàn, ông Đỗ Thắng Hải, Thứ trưởng Bộ Công Thương, cho biết trước những thách thức về biến đổi khí hậu và yêu cầu của người tiêu dùng trên toàn thế giới, đặc biệt là ở thị trường các nước phát triển, xu thế phát triển bền vững, sử dụng nguồn lực hiệu quả, và trách nhiệm tra soát… đang trở thành xu thế tất yếu của ngành công nghiệp toàn cầu trong giai đoạn tới.

Ngoài nhu cầu sản xuất nhanh hơn, chi phí thấp hơn, chất lượng tốt hơn, thì ngày nay sản xuất còn phải đảm bảo có trách nhiệm hơn với môi trường và con người.

“Điều này đặt ra nhiều thách thức đối với các sản phẩm công nghiệp sản xuất tại Việt Nam, vốn chủ yếu mang tính chất gia công, giá trị gia tăng, hàm lượng khoa học công nghệ thấp, chưa tiếp cận được về chuyển đổi số hướng đến sản xuất thông minh”, ông Đỗ Thắng Hải đánh giá.

Do đó, theo ông Hải, các doanh nghiệp cần tập trung chuyển đổi mô hình sản xuất, nâng cao năng suất, chất lượng trong sản xuất công nghiệp theo hướng phát triển bền vững kinh tế tuần hoàn; giảm tiêu hao năng lượng, giảm phát thải, sản xuất xanh, ứng phó với biến đổi khí hậu…, dần hướng tới đáp ứng tiêu chuẩn của các nước có nền công nghiệp tiên tiến, phát triển trên thế giới.

Ông Bùi Trung Nghĩa, Phó Chủ tịch Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, cũng cho rằng để tăng cường vị thế của các doanh nghiệp Việt Nam khi tham gia chuỗi giá trị toàn cầu, thúc đẩy quá trình phục hồi sau đại dịch theo hướng phát triển cân bằng và bền vững hơn, Việt Nam cần tiếp tục đẩy mạnh cải cách kinh tế thông qua một chiến lược dài hạn, được phối hợp chặt chẽ của nhiều bên liên quan.

Việc đánh giá tổng thể và toàn diện năng lực động giúp doanh nghiệp thích ứng với những thay đổi trên cơ sở tích hợp và định vị lại nguồn lực của tổ chức; cũng như năng lực đổi mới sáng tạo, kết nối mạng lưới của doanh nghiệp là nhiệm vụ trước mắt và quan trọng để giải quyết bài toán khó khăn đang đặt ra cho Việt Nam trong giai đoạn phát triển mới.

Ông Phan Văn Anh, Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, nhấn mạnh việc tham gia ngày càng sâu trong chuỗi cung ứng thế giới mang lại nhiều cơ hội nhưng cũng đặt ra không ít thách thức cho cả doanh nghiệp, người lao động Việt Nam.

Trong đó, đảm bảo quyền của người lao động phù hợp quy định của pháp luật, yêu cầu kinh doanh có trách nhiệm, phát triển bền vững là một trong những nội dung hết sức quan trọng và cần được quan tâm đặc biệt. “Đảm bảo thực hiện tốt quyền của người lao động là một trong những chìa khóa quan trọng để các doanh nghiệp hội nhập sâu rộng và bền vững vào chuỗi cung ứng toàn cầu”, ông Phan Văn Anh khẳng định.

Về phía Samsung Việt Nam, ông Choi Joo Ho, Tổng Giám đốc chia sẻ, Việt Nam đang có một số lợi thế bao gồm: Nỗ lực trong việc thu hút đầu tư nước ngoài và tính nhất quán trong chính sách phát triển kinh tế của Chính phủ; nền kinh tế năng động; thị trường tiêu thụ ngày càng mở rộng.

“Tôi nghĩ rằng điều cần thiết trong việc nhân đôi và phát triển hơn nữa những lợi thế này chính là mở rộng sự tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu bằng cách thúc đẩy ngành công nghiệp hỗ trợ tại Việt Nam. Cần phải có những nỗ lực trung - dài hạn trong tương lai”, ông Choi Joo Ho nhấn mạnh.

 

Diễn đàn Đa phương (MSF) là một sáng kiến của Samsung Việt Nam, bắt đầu được tổ chức thường niên tại Việt Nam từ năm 2018, nhằm kết nối tri thức, nhiệt huyết, nguồn lực và năng lượng của tất cả các bên liên quan, gồm cơ quan hoạch định chính sách, các tổ chức phi Chính phủ, tổ chức xã hội, các chuyên gia, các nhà nghiên cứu và các doanh nghiệp.

Thông qua sự kiện thường niên này, các tư tưởng, giải pháp, sáng kiến được chia sẻ và thảo luận, từ đó cảm hứng hành động và năng lượng tích cực được lan tỏa, góp phần giải quyết các vấn đề quan trọng của xã hội Việt Nam một cách hiệu quả.

Attention
The original article is written and published on VnEconomy in Vietnamese only. To read the full article, please use the Google Translate tool below to translate the content into your preferred language.
VnEconomy is not responsible for the translation.

Google translate