May 13, 2021 | 09:02 GMT+7

Tập đoàn PAN tái cấu trúc PAN Food

Hà Anh -

Công ty Cổ phần Tập đoàn PAN (mã PAN-HOSE) thông báo Quyết định của HĐQT về việc phương án tái cấu trúc sở hữu mảng kinh doanh thực phẩm CTCP Thực phẩm PAN (PAN Food)...

PAN cho biết, tăng trưởng doanh thu quý 1/2021 chủ yếu đến từ mảng tôm xuất khẩu (tăng 36%), giống, nông sản (tăng 11%), bánh kẹo (tăng 63%) và cà phê (tăng 41%).
PAN cho biết, tăng trưởng doanh thu quý 1/2021 chủ yếu đến từ mảng tôm xuất khẩu (tăng 36%), giống, nông sản (tăng 11%), bánh kẹo (tăng 63%) và cà phê (tăng 41%).

Cụ thể: theo phương án tái cấu trúc mảng kinh doanh thực phẩm CTCP Thực phẩm PAN đã được HĐQT thông qua, theo đó PAN sẽ nhận chuyển nhượng cổ phần của các công ty từ CTCP Thực phẩm PAN.

Thời điểm thực hiện là trong quý 2, 3/2021 với giá chuyển nhượng là theo giá thị trường tại thời điểm giao dịch và theo phương thức khớp lệnh hoặc thoả thuận.

Các công ty đó là CTCP Chế biến hàng xuất khẩu Long An (mã LAF-HNX) với tỷ lệ sở hữu sau khi nhận chuyển nhượng là 80,52% - tương ứng 11.858.841 cổ phiếu; CTCP Xuất nhập khẩu thuỷ sản Bến Tre (mã ABT-HNX) với tỷ lệ sở hữu sau khi nhận chuyển nhượng là 78,33% - tương ứng 9.006.029 cổ phiếu; CTCP Bibica (mã BBC-HNX) với tỷ lệ sở hữu sau khi nhận chuyển nhượng là 50,07% - tương ứng 7.720.577 cổ phiếu; CTCP Thực phẩm Sao Ta (mã FMC-HOSE) với tỷ lệ sở hữu sau khi nhận chuyển nhượng là 51,12% - tương ứng 30.084.678 cổ phiếu và CTCP Thuỷ sản 584 Nha Trang với tỷ lệ sở hữu sau khi nhận chuyển nhượng là 73,45% - tương ứng 4.702.051 cổ phiếu.

Mới đây, HĐQT công ty cũng thông qua việc góp 100 tỷ đồng vào CTCP Thực phẩm Khang An, vốn điều lệ của Khang an sau khi tăng vốn là 350 tỷ đồng nhằm đầu tư nhà máy chế biến sâu cho tôm, đầu tư vùng nuôi tôm và tỷ lệ sở hữ trực tiếp là 28,57%. Nguồn vốn lấy từ các nguồn vốn hợp pháp khác.

Được biết, AHLĐ Hồ Quang Cua, đại diện nhóm tác giả ST25 gạo ngon nhất thế giới 2019 và DNTN Hồ Quang Trí, doanh nghiệp gia đình của tác giả, đã ủy quyền cho Tập đoàn PAN đứng ra làm thủ tục bảo hộ nhãn hiệu gạo ST24, ST25 và giống lúa ST24, ST25 tại các thị trường xuất khẩu gạo thương hiệu trọng điểm. Theo đó, PAN nhận uỷ quyền đăng ký xác lập quyền sở hữu đối với giống cây trồng “ST24”, “ST25” tại các vùng lãnh thổ nêu trên, đăng ký bảo hộ các nhãn hiệu hàng hóa liên quan, đồng thời thực hiện các hành động ngăn chặn, bảo vệ phù hợp đối với các tài sản sở hữu trí tuệ của chủ sở hữu.

Kết thúc quý 1/2021, PAN báo lãi 1.680 tỷ đồng, tăng gần 400 tỷ so với cùng kỳ; lợi nhuận gộp tăng hơn 126 tỷ lên 375 tỷ đồng; lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh tăng 25 tỷ lên 55,56 tỷ đồng.

Kết quả, lợi nhuận sau thuế của PAN lãi hơn 50 tỷ, tăng 22 tỷ so với cùng kỳ và lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ lãi 22 tỷ - cùng kỳ chỉ đạt hơn 14 tỷ đồng.

Năm 2021, công ty dự kiến doanh thu thuần hượp nhất đạt 10.025 tỷ; lãi trước và sau thuế lần lượt đạt 495 tỷ và 419 tỷ đồng; cổ tức 5%.

Đồng thời, cổ đông công ty thông qua việc bổ sung các ngành nghề như: Chế biến, bảo quan thuỷ sản và các sản phẩm từ thuỷ sản; Sản xuất các loại bánh từ bột; Sản xuất ca cao, socola và bánh kẹo; Sản xuất món ăn, thức ăn chế biến sẵn; Sản xuất cà phê và Sản xuất thực phẩm khác chưa được phân vào đâu. Ngoài ra công ty bỏ ngành nghề kinh doanh: Vệ sinh chung nhà cửa.

Attention
The original article is written and published on VnEconomy in Vietnamese only. To read the full article, please use the Google Translate tool below to translate the content into your preferred language.
VnEconomy is not responsible for the translation.

Google translate