May 08, 2023 | 12:26 GMT+7

Thanh khoản tăng vọt 40%, cổ phiếu chứng khoán, bất động sản hút dòng tiền

Kim Phong -

Giao dịch khởi sắc đáng kể trong phiên sáng đầu tuần mới, với độ rộng áp đảo hoàn toàn ở phía tăng giá. Tuy nhóm blue-chips không thật sự mạnh để đẩy điểm số tốt hơn, nhưng tới 140 cổ phiếu trong VN-Index đang tăng trên 1% và số này chiếm 56% tổng thanh khoản sàn, dòng tiền cho thấy tín hiệu chủ động tích cực...

Xếp theo giá trị khớp lệnh, cổ phiếu thanh khoản cao tăng giá chiếm ưu thế.
Xếp theo giá trị khớp lệnh, cổ phiếu thanh khoản cao tăng giá chiếm ưu thế.

Giao dịch khởi sắc đáng kể trong phiên sáng đầu tuần mới, với độ rộng áp đảo hoàn toàn ở phía tăng giá. Tuy nhóm blue-chips không thật sự mạnh để đẩy điểm số tốt hơn, nhưng tới 140 cổ phiếu trong VN-Index đang tăng trên 1% và số này chiếm 56% tổng thanh khoản sàn, dòng tiền cho thấy tín hiệu chủ động tích cực.

Thanh khoản kém là mối lo của thị trường hiện tại, vì dù một mặt thể hiện lực bán giảm, nhưng mặt khác thể hiện sự giảm kỳ vọng của người cầm tiền. Mức giao dịch khớp lệnh của 7 phiên gần nhất (tuần trước chỉ giao dịch 2 phiên) trên HoSE chỉ khoảng 8 ngàn tỷ đồng/ngày, thậm chí phiên thứ Sáu vừa rồi còn chưa tới 7 ngàn tỷ đồng.

Do vậy thanh khoản sáng nay phục hồi mạnh mẽ tới 40% trên hai sàn là một thay đổi đáng chú ý. Tổng giá trị khớp HoSE và HNX đạt xấp xỉ 4.850 tỷ đồng. Trong đó HoSE tăng giao dịch 38%, đạt gần 4.094 tỷ đồng.

Dòng tiền chảy mạnh vào nhóm cổ phiếu chứng khoán và bất động sản. Nhóm chứng khoán rất ấn tượng với SSI dẫn đầu thị trường, đạt 200 tỷ đồng và giá tăng 2,8%. VIX đứng thứ 6 với 113,4 tỷ đồng, giá tăng 2,16%, VND đứng thứ 7 với 104,8 tỷ đồng giá tăng 2,37%. Ngoài ra VCI tăng 2,51%, HCM tăng 1,8% cũng đứng trong top 20 cổ phiếu thanh khoản lớn nhất. Toàn bộ nhóm chứng khoán trên các sàn, trừ PHS không có giao dịch, còn lại đều tăng giá, với BVS kịch trần, 20 mã khác tăng từ 3% trở lên.

Nhóm bất động sản có sự phân hóa khá mạnh: DIG tham chiếu với thanh khoản lớn nhất nhóm, đạt 200 tỷ đồng. NVL giảm 1,85%, giao dịch 188,5 tỷ đồng. Tuy nhiên DXG lại tăng 3,41%, KBC tăng 1,16% và thanh khoản đều lọt trong top 10 thị trường. Dường như các cổ phiếu nhỏ trong nhóm bất động sản dễ tăng giá hơn, dù thanh khoản hạn chế. ITC, DRH, KHG, HAR, CRE, ITA, SCR, LHG… đều tăng trên 3% giá trị. Ngược lại VIC giảm 0,2%, VHM tăng yếu 0,51%, PDR tăng 0,37%...

Thống kê trên mặt bằng chung, HoSE đang có 247 mã tăng/105 mã giảm, độ rộng rất tốt, đồng thời 140 mã tăng với biên độ hơn 1%. Thanh khoản ở nhóm tăng mạnh này đạt 2.276 tỷ đồng, tương đương 56% tổng giá trị khớp của cả sàn HoSE.

Nhìn từ biên độ giá, các cổ phiếu vừa và nhỏ vẫn đang có lợi thế nhất. 10 mã đang kịch trần tại HoSE đều có thị giá thấp, vốn hóa nhỏ và thanh khoản cao nhất loanh quanh 30 tỷ đồng trở xuống. Nhóm tăng trên 3% toàn các mã thanh khoản thấp trừ DXG và PVD.

Vn-Index được đẩy dần lên khá ổn định.
Vn-Index được đẩy dần lên khá ổn định.

VN-Index kết phiên sáng tăng 9.53 điểm tương đương +0,92%. VN30-Index tăng 0,8% với 26 mã tăng/3 mã giảm. Nhóm này không quá mạnh nhưng vẫn đang là nòng cốt về điểm số. VCB tăng 2,23%, BID tăng 1,5%, VNM tăng 1,89%, MSN tăng 2,05% là các cổ phiếu khỏe nhất, tạo 4,4 điểm cho VN-Index, tức là gần một nửa tổng mức tăng ở chỉ số này.

Thanh khoản tăng tốt sáng nay cũng chủ đạo đến từ nhà đầu tư trong nước. Khối ngoại chỉ giải ngân 262,5 tỷ đồng trên HoSE, tương đương 5,4% tổng giao dịch. Mức bán ra đạt 356,4 tỷ đồng, tương ứng bán ròng 93,9 tỷ. Khối này xả lớn nhát CTG -32,8 tỷ và mua tốt nhất HPG +25,5 tỷ đồng.

Dòng vốn nước ngoài gần đây bán ròng nhiều và vốn ETF mới cũng thấp, thậm chí có nhiều phiên rút ròng. Do đó để thanh khoản tăng, cần dòng vốn trong nước mạnh lên. Sáng nay khối nội giải ngân khá quyết liệt ở nhiều cổ phiếu và trong Top 20 mã thanh khoản cao nhất, duy chỉ có NVL là giảm giá, 12 mã khác tăng trên 1%. Nói đơn giản thì dòng tiền vẫn đẩy được giá tăng khá mạnh, thể hiện lực cầu mua chủ động và quyết liệt.

Attention
The original article is written and published on VnEconomy in Vietnamese only. To read the full article, please use the Google Translate tool below to translate the content into your preferred language.
VnEconomy is not responsible for the translation.

Google translate