Trong đợt điều chỉnh này, thương hiệu thép Mỹ là doanh nghiệp có mức giảm mạnh nhất. Cụ thể, với thép cuộn CB240, giảm 710 đồng/kg, xuống mức 16.340 đồng/kg, thép thanh vằn D10 CB300 giảm 720 đồng/kg, hiện ở mức 16.540 đồng/kg.
Tương tự, thương hiệu thép Hòa Phát tại miền Bắc, giảm 300 đồng/kg đối với thép cuộn CB240 và giảm 510 đồng/kg với thép thanh vằn D10 CB300. Hiện mức giá lần lượt là 16.650 đồng/kg và 17.000 đồng/kg.
Tại miền Trung, giá thép cuộn CB240 giảm 400 đồng/kg, xuống mức 16.500 đồng/kg, còn thép thanh vằn CB300 giảm 410 đồng/kg, xuống mức 17.000 đồng/kg.
Tại miền Nam, giá thép cuộn CB240 giảm 300 đồng/kg, xuống mức 16.650 đồng/kg, còn thép thanh CB300 giảm 410 đồng/kg, xuống mức 17.000 đồng/kg.
Thương hiệu thép Việt Ý cũng giảm 410 đồng/kg đối với thép cuộn CB240 và giảm 450 đồng/kg với thép thanh vằn D10 CB300. Hiện mức giá của hai sản phẩm này lần lượt là 16.510 đồng/kg và 16.970 đồng/kg.
Thương hiệu thép Việt Đức tại miền Bắc giảm 310 đồng/kg đối với thép cuộn CB240 và giảm 400 đồng/kg đối với thép thanh vằn D10 CB300. Mức giá của hai sản phẩm này hiện lần lượt là 16.510 đồng/kg và 17.070 đồng/kg.
Còn tại miền Trung, Việt Đức cũng điều chỉnh giảm 410 đồng/kg đối với sản phẩm thép cuộn CB240, xuống mức giá 16.660 đồng/kg, còn thép thanh vằn D10 CB300 giảm 400 đồng/kg và hiện có giá 17.070 đồng/kg.
Thép Kyoei điều chỉnh giảm 410 đồng/kg đối với thép cuộn CB240 và giảm 500 đồng/kg với thép thanh vằn D10 CB300. Hiện giá của hai sản phẩm này ở mức 16.460 đồng/kg và 16.870 đồng/kg.
Thép Việt Nhật điều chỉnh giảm 310 đồng/kg đối với thép cuộn CB240, xuống mức giá 16.560 đồng/kg và giảm 300 đồng/kg với thép thanh vằn D10 CB300, mức giá hiện ở mức 16.770 đồng/kg.
Thép miền Nam giảm 410 đồng/kg với thép cuộn CB240, xuống mức 16.950 đồng/kg, thép thanh vằn D10 CB300 giảm 300 đồng/kg, hiện có giá 17.460 đồng/kg.
Tương tự, Thép Pomina giảm 300 đồng/kg đối với cả thép cuộn CB240 và thép thanh vằn D10 CB300. Hiện mức giá của hai sản phẩm này là 17.460 đồng/kg và 17.660 đồng/kg.
Thép Thái Nguyên giảm 310 đồng/kg đối với thép cuộn CB240, xuống mức giá 17.150 đồng/kg, và giảm 300 đồng/kg với thép thanh vằn D10 CB300, mức giá hiện là 17.310 đồng/kg.
Công ty TNHH Gang Thép Tuyên Quang (TQIS) điều chỉnh giảm 300 đồng/kg đối với cả hai sản phẩm. Cụ thể, giá thép cuộn CB240 xuống còn 16.610 đồng/kg, còn thép thanh vằn D10 CB300 có giá 16.310 đồng/kg.
Tương tự, thép Tung Ho cũng giảm 300 đồng/kg đối với cả hai sản phẩm. Theo đó, giá thép cuộn CB240 chỉ còn 16.650 đồng/kg và thép thanh vằn CB300 hiện ở mức 16.850 đồng/kg.
Thép Việt Sing giảm 400 đồng/kg đối với cả thép cuộn CB240 và thép thanh vằn CB300. Hiện mức giá của hai sản phẩm này có giá lần lượt là 16.660 đồng/kg và 16.800.
Đối với thương hiệu thép Việt Mỹ tại miền Bắc, giá thép cuộn CB240 và thép thanh vằn D10 CB300 không thay đổi, vẫn ở mức 16.660 đồng/kg và 16.770 đồng/kg.
Còn tại miền Trung, Việt Mỹ điều chỉnh giảm 410 đồng/kg đối với cả thép cuộn CB240 và thép thanh vằn D10 CB300. Hiện mức giá lần lượt của hai sản phẩm này là 16.560 đồng/kg và 17.000 đồng/kg.
Tại miền Nam, giá thép cuộn CB240 giảm 400 đồng/kg, xuống mức 16.620 đồng/kg, còn thép thanh CB300 giảm 410 đồng/kg, xuống mức 16.360 đồng/kg.
Nguyên nhân giá thép giảm là do giá nguyên liệu đầu vào cho sản xuất thép đã giảm đáng kể. Số liệu mới nhất của Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA) cho thấy, giá các nguyên liệu đầu vào đồng loạt giảm.
Cụ thể, giá quặng sắt ngày 9/5/2022 giao dịch ở mức 139 USD/tấn CFR cảng Thiên Tân, Trung Quốc, giảm khoảng 16 USD/tấn so với thời điểm đầu tháng 4/2022. Mức giá này giảm khoảng 71-73 USD/tấn so với mức giá cao nhất được ghi nhận hồi đầu tháng 5/2021 (~ 210 – 212 USD/tấn).
Tương tự, giá thép phế liệu nhập khẩu cảng Đông Á ở mức 530 USD/tấn CFR Đông Á ngày 9/5/2022 giảm 94 USD/tấn so với hồi đầu tháng 4/2022. Giá cuộn cán nóng ngày 9/5/2022 ở mức 797 USD/tấn, CFR cảng Đông Á, giảm khoảng 81 USD/tấn so với mức giá giao dịch đầu tháng 4/2022.
Trong báo cáo ngành thép mới đây, Công ty Cổ phần Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) đã đưa ra nhận định, giá thép trong nước giảm sẽ khuyến khích nhu cầu trở lại sau khoảng thời gian trầm lắng từ đầu tháng 4 đến nay.
Mặt khác, việc Trung Quốc cho phép mở cửa kinh tế trở lại từ đầu tháng 6 kết hợp với các chính sách đẩy mạnh đầu tư cho tăng trưởng của nước này trong nửa cuối năm có thể giúp giá thép cũng như giá các nguyên liệu sản xuất thép sớm phục hồi trên toàn cầu.
Một số chuyên gia nhận định, thời gian tới hoạt động đầu tư công tăng và nhu cầu xây dựng phục hồi cộng với nguồn cung nguyên liệu chịu ảnh hưởng nhất định của xung đột Nga - Ukraine, giá thép có khả năng lại được điều chỉnh tăng. Do đó, các biện pháp của cơ quan nhà nước trong việc kiểm soát và bình ổn giá mặt hàng chiến lược này là rất cần thiết.
Công ty Cổ phần Chứng khoán Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BSC) cũng đưa ra dự báo khả quan về ngành thép. Theo đó, sản lượng tiêu thụ năm 2022 sẽ tăng trưởng 9-12% nhờ nhu cầu xây dựng trong nước phục hồi sau Covid-19 và nhu cầu duy trì cao ở các thị trường nhập khẩu.