Hiện tại thị trường văn phòng cho thuê đang gặp nhiều khó khăn như giá cho thuê giảm, tỷ lệ trống cao... Với một nguồn cung văn phòng dồi dào được đưa vào thị trường Hà Nội trong thời gian tới thì tỷ lệ lấp đầy thấp là khó tránh khỏi.
Tuy nhiên, theo ông Marc Townsend, Giám đốc Điều hành Công ty Bất động sản CB Richard Ellis (CBRE), nếu có chiến lược tiếp thị và xây dựng giá cả một cách linh hoạt, các nhà đầu tư vẫn có nhiều cơ hội thành công.
Theo ông, hoạt động của thị trường văn phòng cho thuê tại Việt Nam đã thực sự chuyên nghiệp chưa?
Nhìn vào bối cảnh Việt Nam, từ năm 2006-2008 là cơ hội cho các doanh nghiệp Nhà nước chuyển từ chỗ làm việc cũ sang văn phòng làm việc mới với môi trường làm việc tốt hơn, cơ sở vật chất đầy đủ, hiện đại hơn. Đây cũng là cơ hội cho các nhà đầu tư, xây dựng dự án văn phòng cho thuê.
Tuy nhiên, thị trường hiện nay với nguồn cung khá dồi dào đã mang đến cho người thuê nhiều sự lựa chọn với các yêu cầu cao hơn. Do đó, các chủ dự án vẫn cần phải cải thiện dịch vụ, nâng cao tính chuyên nghiệp trong cách quản lý văn phòng cho thuê để nâng cao hơn nữa hiệu quả cho thuê của các tòa nhà.
Nhiều ý kiến cho rằng với một nguồn cung lớn, khu vực phía Tây Hà Nội sẽ chứng kiến sự khủng hoảng thừa văn phòng trong thời gian tới, ý kiến của ông về vấn đề này?
Theo tôi, thị trường văn phòng phát triển theo quy trình từ nhỏ đến lớn, cần có thời gian để chín muồi. Trong các tòa nhà mới xây tại khu vực Mỹ Đình, Cầu Giấy, có tới 40% dự án là của các công ty tự xây trụ sở làm việc.
Thừa văn phòng cho thuê hay không, chưa biết thể trước được.
Ví như ở Tp.HCM, tại quận 2, quận 7, diễn biến thuê văn phòng xảy ra không đúng như nhiều người dự đoán ban đầu bởi diện tích cho thuê được lớn hơn rất nhiều so với dự đoán. Đến nay, hầu hết các tập đoàn, công ty đa quốc gia đã có chiến lược quay lại thị trường, nhiều công ty trong nước cũng đang mở rộng phạm vi hoạt động.
Tôi cho rằng nếu có tình trạng khủng hoảng thừa ở phía Tây Hà Nội thì chỉ xảy ra đối với một vài dự án còn hạn chế về chất lượng, dịch vụ hoặc không có chiến lược tiếp thị bài bản.
Hiện nay đang có sự cạnh tranh lớn về giá giữa thị trường văn phòng khu vực phía Tây và khu trung tâm Hà Nội, làm cho giá thuê văn phòng tại Hà Nội giảm. Theo ông, tình trạng này có còn tiếp diễn?
Đây là điều không gây ngạc nhiên bởi theo quy luật cung - cầu, khi số lượng tăng, tất yếu sẽ dẫn đến cạnh tranh về chất lượng và giá cả. Đây cũng là điều mà người ta mong đợi.
Với nguồn cung tăng và sự dịch chuyển nhu cầu về phía Tây, xu hướng giảm giá có thể tiếp tục diễn ra từ 8-10 năm tới.
Với nguồn cung lớn văn phòng cho thuê trong tương lai, liệu các nhà đầu tư còn cơ hội phát triển lĩnh vực này?
Dự kiến, dự án quy hoạch thủ đô Hà Nội sẽ được Quốc hội thông qua trong năm nay. Các nhà đầu tư dựa vào quy hoạch tổng thể để định hướng chiến lược phát triển của mình. Tôi nhận thấy theo bản quy hoạch, Hà Nội sẽ phát triển mạnh về phía Tây.
Tuy nhiên, chắc chắn rằng Nhà nước sẽ không bỏ tiền đầu tư tất cả các dự án cơ sở hạ tầng khu vực này. Đây là cơ sở và cũng là cơ hội để các nhà đầu tư bất động sản lên kế hoạch, chiến lược thực hiện các dự án của mình.
Vậy ông có lời khuyên gì cho những người đang chuẩn bị xây dựng dự án văn phòng cho thuê tại Hà Nội?
Lời khuyên của tôi là phải cân nhắc cẩn trọng trước khi đầu tư. Cần phải đánh giá được khách hàng tiềm năng, đặc biệt là phải chú trọng đến các doanh nghiệp, tập đoàn Nhà nước hiện vẫn đang ở trong các tòa nhà làm việc cũ kỹ đang mong sớm được chuyển sang nơi làm việc khác có chất lượng tốt hơn.
Dự án phải được thiết kế tốt theo chủ đề, chủ điểm riêng với nhiều không gian thoáng đãng, tiền sảnh cũng cần được kiến tạo gây ấn tượng. Chủ dự án cần đầu tư để tạo dựng hình ảnh của tòa nhà với những nét văn hóa đặc trưng nhằm thu hút các doanh nghiệp lớn. Khi đã có khách hàng phải làm sao giữ chân họ lâu dài.
Tòa nhà văn phòng cho thuê cũng phải bảo trì, làm mới thường xuyên. Chủ đầu tư phải tìm hiểu nhu cầu của họ để tránh các sai sót khi xây dựng dự án. Đặc biệt phải xác định xuất phát điểm của mình ở vị trí nào trong chu kỳ của thị trường để xây dựng chiến lược tiếp thị, giá cả phù hợp và linh hoạt.
Attention
The original article is written and published on VnEconomy in Vietnamese only. To read the full article, please use the Google Translate tool below to translate the content into your preferred language.
VnEconomy is not responsible for the translation.
VnEconomy is not responsible for the translation.
Google translate