August 24, 2021 | 15:31 GMT+7

Thử hình dung về gian bếp của tương lai

Lưu Hà -

Căn bếp trong tương lai sẽ hoàn toàn khác biệt với căn bếp truyền thống khi không chỉ là nơi để nấu nướng đơn thuần, căn bếp còn là không gian siêu kết nối, đa chức năng và thân thiện với môi trường…

Không gian phức hợp bếp – phòng ăn thường được ví như “trái tim” của mọi căn nhà, bởi cách mà chúng kết nối những khoảnh khắc của gia đình với niềm đam mê nấu nướng và sự tiện nghi trong quá trình sử dụng của con người. Song, trong con mắt của những người “đam mê không gian” thì tổ hợp ấy lại chính là bản hòa âm của thiết kế, nội thất, và công nghệ. 

NHỮNG YÊU CẦU CHO “TRÁI TIM CỦA NGÔI NHÀ”

Hầu hết các chuyên gia nội thất và thiết bị gia dụng đều đánh giá, điều quan trọng đối với thiết kế nhà bếp của tương lai chính là lựa chọn đồ vật, chất liệu để giảm thiểu năng lượng và sử dụng nước tiêu thụ của gia đình. Nhà bếp là phòng nhiều năng lượng nhất trong nhà, đây cũng là một trong những không gian con người hay lui tới nhiều nhất, tác động trực tiếp nhiều nhất.  Không chỉ đơn giản là bếp dành cho mỗi bà nội trợ, mà tất cả thành viên gia đình hay người khách đều có thể tìm và sử dụng các vật dụng cơ bản nhất.

Các đường ống gar, nước, thiết bị điện cần phải được tính toán lặp đặt cẩn thận. Nhà bếp phải thông thoáng có chế độ điều gió để làm tản mùi, hút mùi. Bên cạnh đó, các thiết bị chống cháy phải được lắp đặt để khi có một sự cố nào xảy ra trong quá trình nấu có thể sử dụng dễ dàng. Cần tối ưu hóa không gian bếp cho từng loại vật dụng, vừa tạo sự tiện lợi khi nấu nướng, vừa giúp không gian bếp thông thoáng hơn.

Thử hình dung về gian bếp của tương lai - Ảnh 1

Và đương nhiên, gian bếp của thời đại 4.0 thì phải có sự tham gia của công nghệ. Chẳng hạn, khu bếp có thể liên kết bếp điện, tủ lạnh với điện thoại thông minh để điều chỉnh nhiệt độ và hẹn giờ. Sử dụng định vị để biết đồ đạc cần tìm nằm chỗ nào, giúp tiết kiệm thời gian tìm kiếm, hay phân loại các loại gia vị bằng những hũ có chức năng tự nêm nếm cho món ăn... Những điều trên có thể cần nhiều thời gian và đầu tư về công nghệ, nhưng chắc hẳn một ngày không xa, gian bếp của gia đình có thể làm được mọi thứ thông qua công nghệ hiện đại.

Thậm chí, các thiết bị bếp được dự đoán sẽ xuất hiện phổ biến tại các căn bếp đến từ tương lai bao gồm: 3D food printers – thiết bị nấu nướng tự động mang đến những món ăn ngon như ý - tất cả những gì bạn cần làm chỉ là cung cấp cho thiết bị này hình ảnh mẫu của món ăn bạn mong muốn mà thôi. Hay bàn bếp tùy chỉnh chiều cao với mặt bàn bếp điện tử cho phép nấu nướng, gọi điện thoại, xem TV và lưu chứa những công thức, video hướng dẫn nấu ăn đa dạng của các đầu bếp nổi tiếng…

Bên cạnh các yếu tố nói trên, một điều nữa cần có đối với gian bếp của tương lai chính là không gian sống liên kết hữu hiệu. Cũng như các không gian còn lại, chức năng bếp nên bổ sung là nơi có thể làm việc, nghỉ ngơi thoải mái cho gia đình khi cần. Những thiết kế tạo cảm xúc sẽ được chú trọng để biến căn bếp truyền thống thành không gian để nghỉ ngơi, thư giãn. 

CUỘC HỘI NGỘ GIỮA CÁC NHÀ THIẾT KẾ

Lần đầu tiên một không gian bếp được lựa chọn trở thành một chủ đề chính để thể hiện những sáng kiến thiết kế nội thất, trong một cuộc hội ngộ thú vị giữa các nhà thiết kế, kiến trúc sư chuyên nghiệp và nhóm nhà thiết kế tương lai, quy tụ dàn giám khảo uy tín hàng đầu trong nước, cũng chính là điểm mới làm nên sức hấp dẫn của “Kitchen Insight”.

 
Trong  một báo cáo của Silestone Institute, 842 chuyên gia về bếp đến từ 8 quốc gia đã tham gia khảo sát, và có tới 87% nói rằng căn bếp sẽ trở thành không gian để tụ họp và quây quần trong tương lai.

Chủ tịch Hội đồng giám khảo, kiêm Chủ tịch Hội Kiến Trúc Sư Việt Nam, KTS Phan Đăng Sơn chia sẻ: “Kể từ đại dịch Covid 19, có một sự chuyển dịch đáng kể trong cách nhìn nhận về không gian sống. Đã đến lúc, các nhà thiết kế, kiến trúc sư có thể bước ra thế giới mới, từng bước cởi mở tiếp nhận những tư duy và kiến thức từ các lĩnh vực khác, chủ động tìm hiểu về những công nghệ, cải tiến mới. Với sự đồng hành của Panasonic, chắc chắn, Kitchen Insight sẽ là một sân chơi thú vị và uy tín trong năm 2021.”

Có thể nói, các hạn chế thời Covid-19 đồng nghĩa với việc mọi người ở nhà nhiều hơn, nấu nướng nhiều hơn, vì thế nhà bếp trở thành nơi được “lui tới” nhiều nhất và các thiết bị tiện ích trở nên hút hàng. Việc ăn uống trong thời đại dịch có thể không thay đổi gì, nhưng nhà bếp lại chiếm một vị trí trong thời đại kỹ thuật số, khi các nhà thiết kế và sản xuất thiết bị dựa vào một loạt các đổi mới công nghệ để cập nhật công việc truyền thống của các bà nội trợ, là nấu ăn, trữ thực phẩm và dọn dẹp. Vì thế, Kitchen Insight không chỉ là một cuộc thi, mà là hành trình kiến tạo nên những không gian tiện nghi hoàn hảo, mở ra xu hướng phong cách sống của kỷ nguyên mới.

Thử hình dung về gian bếp của tương lai - Ảnh 2

Lần đầu tiên tham gia với vai trò Giám khảo của một cuộc thi về thiết kế - kiến trúc, Ông Yoichi Marukawa ổng giám đốc Panasonic Việt Nam chia sẻ: “Chúng tôi đã đặt ra tầm nhìn mới của Panasonic trong 50 năm tới là đóng góp cho sự phát triển bền vững tại Việt Nam cũng như mang đến giải pháp sức khỏe toàn diện cho mọi người. Thông qua cuộc thi, tôi kỳ vọng sẽ nhận được nhiều ý tưởng, đề xuất thiết kế để lan tỏa nguồn cảm hứng cho phong cách sống mới trọn vẹn về sức khỏe, tiện nghi và thẩm mỹ".

Với tổng giá trị giải thưởng danh giá lên đến 880 triệu đồng, cuộc thi Kitchen Insight ngay lập tức gây ấn tượng với cơ cấu giải thưởng gồm 22 giải, gồm 5 hạng mục. Ngoài ra, tại Top 100 và vòng bình chọn, hội đồng chuyên môn sẽ chọn ra 100 tác phẩm xuất sắc nhất để đưa vào danh sách và lấy phiếu bình chọn từ khán giả. Giờ thì, chúng ta cùng hình dung về căn bếp tương lai của chính mình thôi nào!

Attention
The original article is written and published on VnEconomy in Vietnamese only. To read the full article, please use the Google Translate tool below to translate the content into your preferred language.
VnEconomy is not responsible for the translation.

Google translate