March 09, 2021 | 17:03 GMT+7

Thủ tướng chỉ đạo nghiên cứu thông tin trên báo chí về xuất khẩu gạo

M.Chung

Thủ tướng chỉ đạo nghiên cứu thông tin sau khi VnEconomy đăng tải bài viết: "Xuất khẩu gạo: Cần làm gì để bớt phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc?"

Theo ước tính, xuất khẩu gạo năm 2020 của Việt Nam đạt 6,15 triệu tấn, trị giá đạt khoảng 3,07 tỷ USD.
Theo ước tính, xuất khẩu gạo năm 2020 của Việt Nam đạt 6,15 triệu tấn, trị giá đạt khoảng 3,07 tỷ USD.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc vừa chỉ đạo Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nghiên cứu thông tin báo chí nêu về vấn đề xuất khẩu gạo của Việt Nam sau khi VnEconomy đăng tải bài viết: "Xuất khẩu gạo: Cần làm gì để bớt phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc?". 

Công văn được Văn phòng Chính phủ truyền đạt cho biết, ngày 23/2/2021 VnEconomy có đưa tin: "Trung Quốc là thị trường lớn từ Thái Lan, Campuchia, Pakistan và Myanmar. Theo các chuyên gia của trường Chính sách công và quản lý ngành lúa gạo luôn trong tình trạng rủi ro, đặc biệt về giá, vì người mua có nhiều lựa chọn khác nhau, nếu không đa dạng thị trường thì tình trạng được mùa mất giá và mất mùa được giá là tất yếu".

Do vậy Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc giao Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và cơ quan liên quan nghiên cứu, xử lý theo quy định.

Trước đó, trong bài viết "Xuất khẩu gạo: "Cần làm gì để bớt phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc?" trên VnEconomy có đề cập đến việc Trung Quốc là một thị trường lớn nên không chỉ có Việt Nam hay Thái Lan mà những nước sản xuất lúa gạo khác như Campuchia, Pakistan và Myanmar thời gian qua đã có những động thái để xâm nhập thị trường đông dân nhất thế giới này nên về lâu dài, đây là những đối thủ cạnh tranh xuất khẩu gạo của Việt Nam trên thị trường Trung Quốc.

Trên thị trường gạo toàn cầu hiện nay đang diễn ra sự cạnh tranh giữa ba quốc gia là Ấn Độ, Thái Lan và Việt Nam khi 3 quốc gia này đáp ứng tới 55–60% nhu cầu thế giới. Trong thập niên vừa qua, mặc dù luôn duy trì vị trí thứ 3, song thị phần xuất khẩu gạo của Việt Nam có xu hướng giảm, từ mức 15% trong 2010 xuống còn 10% năm 2017.

Theo một số chuyên gia kinh tế, về lâu dài, Việt Nam cần thay đổi cách tiếp cận với tư duy an ninh lương thực phù hợp với thay đổi trong nhu cầu lương thực thế giới theo hướng chú trọng chất lượng thay vì số lượng, giá trị thay vì sản lượng. Định nghĩa lại "an ninh lương thực" một cách rộng rãi, không chỉ bao gồm lúa (và diện tích trồng lúa) mà còn bao gồm các lương thực, thực phẩm khác.

Cần có chính sách cho phép người dân sử dụng đất đai trồng lúa một cách linh hoạt hơn trên cơ sở quy hoạch tổng thể chung của vùng/quốc gia. Chẳng hạn như, các hộ nông dân có thể sử dụng đất được quy hoạch trồng lúa 2 vụ sang trồng 1 vụ lúa, 1 vụ tôm hoặc 1 vụ lúa, 1 vụ màu, thậm chí chuyển sang trồng 2 vụ mùa trong một niên vụ nào đó, sao cho họ đạt được mức thu nhập cao nhất như có thể trong năm sản xuất;

Ngoài ra, để ngành lúa gạo Việt Nam phát triển bền vững, vừa đảm bảo an ninh lương thực quốc gia và sinh kế cho người nông dân, chúng ta vẫn còn đến vai trò của Bộ Công Thương trong việc tìm kiếm và mở rộng thị trường, tránh phụ thuộc vào một vài thị trường như Trung Quốc hiện nay.

Attention
The original article is written and published on VnEconomy in Vietnamese only. To read the full article, please use the Google Translate tool below to translate the content into your preferred language.
VnEconomy is not responsible for the translation.

Google translate