September 05, 2016 | 18:37 GMT+7

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc sắp thăm chính thức Trung Quốc

P.V

Chuyến thăm được thực hiện theo lời mời của Thủ tướng Trung Quốc, ông Lý Khắc Cường

Trung tuần tháng 7 vừa qua, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc từng có cuộc gặp Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường, nhân dịp tham dự Hội nghị Cấp cao Á-Âu lần thứ 11 tại Ulan Bator (Mông Cổ).
Trung tuần tháng 7 vừa qua, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc từng có cuộc gặp Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường, nhân dịp tham dự Hội nghị Cấp cao Á-Âu lần thứ 11 tại Ulan Bator (Mông Cổ).
Từ ngày 10-15/9 tới, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc sẽ thăm chính thức Trung Quốc, dự Hội chợ Trung Quốc-ASEAN và Hội nghị Thượng đỉnh thương mại và đầu tư Trung Quốc-ASEAN lần thứ 13 tại Nam Ninh, Trung Quốc.

Chuyến thăm được thực hiện theo lời mời của Thủ tướng Trung Quốc, ông Lý Khắc Cường.

Đây là chuyến thăm chính thức Trung Quốc đầu tiên của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trên cương vị người đứng đầu Chính phủ, kể từ khi ông được bầu làm Thủ tướng vào đầu tháng 4/2016.

Trung tuần tháng 7 vừa qua, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc từng có cuộc gặp Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường, nhân dịp tham dự Hội nghị Cấp cao Á-Âu lần thứ 11 tại Ulan Bator (Mông Cổ).

Tại cuộc gặp đó, Thủ tướng khẳng định Việt Nam kiên trì nhất quán đường lối đối ngoại hòa bình, độc lập, tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa và đi sâu hội nhập quốc tế; coi trọng phát triển quan hệ láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện với Trung Quốc.

Về vấn đề biển Đông, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đề nghị hai bên cùng thực hiện nghiêm túc các thỏa thuận và nhận thức chung của lãnh đạo cấp cao, trong đó có “Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam-Trung Quốc” do hai tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và Hồ Cẩm Đào đã thống nhất tháng 10/2011; thúc đẩy các cơ chế đàm phán trên biển sớm có tiến triển thực chất, đồng thời kiểm soát tốt bất đồng trên biển, không làm phức tạp tình hình; thực hiện hiệu quả, toàn diện Tuyên bố về ứng xử của các bên ở biển Đông (DOC) và sớm đạt được Bộ quy tắc ứng xử ở biển Đông (COC), góp phần duy trì hòa bình, ổn định ở khu vực.

Cũng tại cuộc gặp đó, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã khẳng định lại lập trường của Việt Nam về vụ kiện trọng tài biển Đông.

Về phần mình, tại cuộc gặp ở Ulan Bator, Thủ tướng Lý Khắc Cường khẳng định Đảng, Chính phủ Trung Quốc coi trọng việc củng cố và phát triển quan hệ láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện với Việt Nam; sẵn sàng cùng với Việt Nam tăng cường trao đổi chiến lược, thúc đẩy hợp tác cùng có lợi trên các lĩnh vực; thực hiện nghiêm túc nhận thức chung cấp cao về vấn đề trên biển, kiểm soát và xử lý thỏa đáng bất đồng, góp phần thúc đẩy quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Trung-Việt phát triển ổn định, lành mạnh, bền vững.

Từ năm 2004 đến nay, Trung Quốc 11 năm liền là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam, và là thị trường xuất khẩu số 1 của Việt Nam về các mặt hàng máy tính và linh kiện, cao su thiên nhiên, than và gạo, theo số liệu từ Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI).

Năm ngoái, tổng kim ngạch thương mại Việt - Trung đạt 66,6 tỷ USD, tăng 13,4% so với năm 2014. Trong đó, Việt Nam xuất khẩu đạt 17,1 tỷ USD, tăng 14,8%; nhập khẩu 49,5 tỷ USD, tăng 13,3%; nhập siêu 32,4 tỷ USD, tăng 12,5%.

Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc các mặt hàng chủ yếu như máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; xơ, sợt dệt các loại; rau quả, sắn và các sản phẩm từ sắn, dầu thô, than đá, cao su, gạo, rau hoa quả, thủy hải sản… và nhập khẩu từ Trung Quốc máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng, linh kiện điện tử, máy ảnh, máy quay phim và linh kiện, may mặc, sắt thép, phân bón…

Về đầu tư, tính đến tháng 2/2016, số dự án Trung Quốc đầu tư vào Việt Nam còn hiệu lực là 1.336 dự án, tổng vốn đầu tư là 10,387 tỷ USD, đứng thứ 9 trong tổng số hơn 100 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam.
Attention
The original article is written and published on VnEconomy in Vietnamese only. To read the full article, please use the Google Translate tool below to translate the content into your preferred language.
VnEconomy is not responsible for the translation.

Google translate