August 31, 2024 | 18:35 GMT+7

Tiền chạy khỏi nhóm VN30, tự doanh và tổ chức trong nước gom hàng mạnh

Tuệ Lâm -

Nhà đầu tư tổ chức trong nước tuần qua mua ròng 504,9 tỷ đồng, tính riêng khớp lệnh thì họ mua ròng 577.7 tỷ đồng. Tự doanh cũng mua ròng 1.337,3 tỷ đồng tính riêng khớp lệnh họ mua ròng 663.6 tỷ đồng.

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

VN-Index đóng cửa tuần giao dịch thứ 35/2024 tại 1.283,87 điểm, giảm 1,45% tương đương -0,11% so với cuối tuần 34, với thanh khoản hụt nhẹ.

Tổng giá trị giao dịch bình quân phiên tính trên cả 3 sàn trong tuần 35 đạt 17.264 tỷ đồng. Tính riêng khớp lệnh, giá trị giao dịch bình quân phiên ở mức 15.532 tỷ đồng, giảm 12% so với tuần 34 và giảm 5,2% so với trung bình 5 tuần.

Có duy nhất 1 phiên giảm điểm trong tuần vừa qua nhưng lực mua chủ động kém đi và bán chủ động trội hơn khiến Vn-Index đóng tuần này giảm nhẹ ngược lại với mức tăng điểm tương đối của tuần trước đó.

Nhà đầu tư nước ngoài bán ròng 795,85 tỷ đồng, tính riêng giao dịch khớp lệnh thì họ bán ròng 588.9 tỷ đồng. Mua ròng khớp lệnh chính của nước ngoài là nhóm Công nghệ Thông tin, Bán lẻ. Top mua ròng khớp lệnh của nước ngoài gồm các mã: FPT, MWG, VNM, HCM, FUEVFVND, VCB, SIP, SSI, NLG, DXG.

Phía bên bán ròng khớp lệnh của nước ngoài là nhóm Tài nguyên Cơ bản. Top bán ròng khớp lệnh của nước ngoài gồm các mã: HPG, VPB, VRE, HSG, VHM, PVD, BID, VCI, DGC.

Nhà đầu tư cá nhân bán ròng 1.046,3 tỷ đồng, trong đó họ bán ròng 652.4 tỷ đồng. Tính riêng giao dịch khớp lệnh, họ mua ròng 9/18 ngành, chủ yếu là ngành Tài nguyên Cơ bản. Top mua ròng của nhà đầu tư cá nhân tập trung gồm: HPG, HSG, VHM, PVD, VRE, VCI, VPB, PNJ, EIB, HDB.

Phía bán ròng khớp lệnh: họ bán ròng 9/18 ngành chủ yếu là nhóm ngành Công nghệ Thông tin, Ngân hàng. Top bán ròng có: FPT, TCB, MWG, VCB, STB, HCM, ACB, SSI, CTG.

Nhà đầu tư tổ chức trong nước mua ròng 504,9 tỷ đồng, tính riêng khớp lệnh thì họ mua ròng 577.7 tỷ đồng. Tính riêng giao dịch khớp lệnh: Tổ chức trong nước bán ròng 9/18 ngành , giá trị lớn nhất là nhóm Hàng cá nhân & Gia dụng Top bán ròng có PNJ, EIB, GMD, PC1, FUEVFVND, VNM, NAB, PVD, VCI, HPG.

Giá trị mua ròng lớn nhất là nhóm Ngân hàng. Top mua ròng có TCB, VPB, CTG, DGC, MBB, STB, VIX, ACB, SSI, VIC.

Tiền chạy khỏi nhóm VN30, tự doanh và tổ chức trong nước gom hàng mạnh - Ảnh 1

Tự doanh mua ròng 1.337,3 tỷ đồng tính riêng khớp lệnh họ mua ròng 663.6 tỷ đồng. Tính riêng giao dịch khớp lệnh: Tự doanh mua ròng 14/18 ngành. Nhóm mua ròng mạnh nhất là Ngân hàng, Công nghệ Thông tin. Top mua ròng khớp lệnh của tự doanh trong tuần này gồm FPT, ACB, VCB, VIC, TCB, PC1, VRE, HPG, HDB, BCM.

Top bán ròng là nhóm Hóa chất. Top cổ phiếu được bán ròng gồm CTG, FUEVFVND, LPB, MBB, VHM, DPM, DXG, NHH, TLG, VNM.

Nhìn theo khung tuần, tỷ trọng phân bổ dòng tiền tăng ở cả 3 ngành chính (Bất động sản, Ngân hàng, Chứng khoán) trong khi giảm ở Thép, Thực phẩm, Hóa chất, Xây dựng, Nuôi trồng nông & hải sản, Công nghệ thông tin, Sản xuất Dầu khí, Dệt may, Điện.

Nhóm có tỷ trọng dòng tiền tăng đột biến, tiệm cận vùng đỉnh 10 tuần bao gồm Bất động sản, Ngân hàng, Chứng khoán, nhưng chỉ có Bất động sản tăng điểm (với đóng góp từ hai cổ phiếu họ Vin là VIC và VHM).

Nhóm có tỷ trọng dòng tiền chạm đáy đáng chú ý là Thép, Hóa chất, Xây dựng, Công nghệ thông tin, Sản xuất Dầu khí, Dệt may, Điện. Ngoại trừ Công nghệ thông tin, chỉ số giá của các ngành cùng giảm trong tuần.

Sức mạnh dòng tiền: Nhìn theo khung tuần, tỷ trọng dòng tiền giảm tuần thứ 3 liên tiếp ở nhóm vốn hóa lớn VN30 và duy trì tăng ở nhóm vốn hóa vừa VNMID. Với nhóm vốn hóa nhỏ VNSML, tỷ trọng dòng tiền giảm mạnh sau khi tăng nhẹ trong tuần trước đó.

Trong tuần vừa qua, tỷ trọng dòng tiền ở nhóm vốn hóa lớn VN30 giảm về 46,7%, mức thấp nhất trong vòng 5 tuần. Ngược lại, nhóm vốn hóa vừa VNMID ghi nhận tỷ trọng cải thiện tuần thứ 4 liên tiếp, đạt 42,7% - cao nhất trong 12 tuần. Với nhóm vốn hóa nhỏ VNSML, tỷ trọng phân bổ dòng tiền giảm về 8,2% từ mức 10,3% của tuần trước, chạm mức đáy 4 tháng.

Xét theo quy mô dòng tiền, giá trị giao dịch bình quân phiên giảm ở cả 3 nhóm vốn hóa, trong đó giảm mạnh nhất ở VN30 (-1.250 tỷ đồng/-14,6%). Tiếp đó là VNSML (-556 tỷ đồng/-30,3%) và VNMID (-285 tỷ đồng/-4,1%).

Về biến động giá, chỉ số VN30 đi ngược thị trường, tăng +0,78%, với đóng góp đáng kể từ hai cổ phiếu họ Vin (VIC, VHM) và nhóm Ngân hàng (TCB, MBB, STB). Chỉ số VNMID và VNSML giảm lần lượt -1,11% và -1,21%.

Attention
The original article is written and published on VnEconomy in Vietnamese only. To read the full article, please use the Google Translate tool below to translate the content into your preferred language.
VnEconomy is not responsible for the translation.

Google translate