December 15, 2024 | 08:26 GMT+7

Tiền lại "teo tóp", số còn lại đang phân bổ vào nhóm bất động sản, chứng khoán

Thu Minh -

Tỷ trọng phân bổ dòng tiền tăng ở Bất động sản, Chứng khoán, Xây dựng, Thép, Nuôi trồng nông & hải sản, Thực phẩm, Dầu khí trong khi giảm ở Ngân hàng, Hóa chất, Kho bãi, hậu cần và bảo dưỡng, Vận tải thủy, Vật liệu xây dựng & nội thất, Dệt may, Nhựa, cao su & sợi.

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Dòng tiền dường như đã “buông” trong phiên giao dịch cuối tuần khiến các lệnh bán bắt đầu hạ giá mạnh tay hơn. Dù vậy thanh khoản cực thấp hôm nay cũng cho thấy nhu cầu bán không mạnh. Tổng giá trị khớp lệnh sàn HoSE và HNX chỉ đạt hơn 10.100 tỷ đồng. Tính tổng 3 sàn bao gồm cả thỏa thuận cũng chỉ đạt gần 13.200 tỷ. Đây là mức thanh khoản kém nhất 11 phiên.

Nhìn lại thanh khoản tuần này phiên đầu tuần giao dịch cao nhất với trên 18.500 tỷ và giảm liên tục các phiên còn lại. Diễn biến này xuất hiện với 4/5 phiên thị trường điều chỉnh trong tuần. Chung cuộc tuần này chỉ số giảm khoảng 7,57 điểm so với tuần trước, cho thấy một trạng thái đi ngang hẹp hơn là sụt giảm rõ ràng. Nhịp điều chỉnh cũng có ảnh hưởng đáng kể từ các cổ phiếu vốn hóa lớn.

Cụ thể, trong mức giảm 7,47 điểm trong tuần của VN-Index thì hơn một nửa tương đương khoảng 4,7 điểm là do mức giảm của VCB, VIC, VHM, MSN và LPB. Ngay trong phiên cuối tuần cũng vậy, VN-Index để mất 4,78 điểm cũng chủ yếu do VCB giảm 0,43%, HPG giảm 1,09%, MSN giảm 1,39%, VPB giảm 0,78% và BID giảm 0,43%.

Thị trường điều chỉnh vẫn chủ yếu dưới áp lực của phiên tăng ngày 5/12 khi nhà đầu tư ngắn hạn được hưởng lợi lớn. Sau khi giá không tiến triển thêm rõ nét được đầu tuần này, nhu cầu chốt lời bắt đầu tăng lên và kéo dài đến hết tuần. Dù vậy nhịp giảm này cung được các nhà đầu tư cầm tiền đứng ngoài suốt thời gian qua tận dụng tốt. Liên tục trong phiên lực cầu bắt đáy đã chặn đà giảm và không có phiên nào VN-Index đóng cửa ở giá thấp nhất.

Hôm nay chỉ số cho thấy phản ứng xuất hiện quanh mốc 1260 điểm và đóng cửa hồi trở lại 1262,57 điểm. Tuy nhiên bên mua vẫn hoàn toàn nhường sân cho người bán khi độ rộng cực hẹp với 105 mã tăng và 280 mã giảm. Đây cũng là thực tế không bất ngờ vì xét từ quan điểm của người mua, giá càng giảm càng có lợi.

Với mức thanh khoản ở những phiên giảm ngày càng nhỏ, áp lực từ phía cung gây sức ép cho giá chủ yếu là do phía mua rút lệnh xuống các vùng giá sâu. Nếu áp lực bán không tiếp tục tăng lên, thị trường sẽ sớm đạt đến điểm cân bằng cung cầu vì giá càng giảm sẽ càng có nhiều nhà đầu tư gia nhập vào nhóm bắt đáy.

Nhà đầu tư nước ngoài bán ròng 65.6 tỷ đồng, tính riêng giao dịch khớp lệnh thì họ bán ròng 128.6 tỷ đồng.

Mua ròng khớp lệnh chính của nước ngoài là nhóm Dịch vụ tài chính, Truyền thông. Top mua ròng khớp lệnh của nước ngoài gồm các mã: HDB, CTG, SSI, VTP, BSI, VDS, KDH, SAB, DXG, DGC.

Phía bên bán ròng khớp lệnh của nước ngoài là nhóm Tài nguyên Cơ bản. Top bán ròng khớp lệnh của nước ngoài gồm các mã: VCB, HPG, CMG, VPB, EIB, GMD, VRE, VNS, BID.

Tiền lại "teo tóp", số còn lại đang phân bổ vào nhóm bất động sản, chứng khoán  - Ảnh 1

Nhà đầu tư cá nhân mua ròng 313.9 tỷ đồng, trong đó họ mua ròng khớp lệnh là 280.1 tỷ đồng.

Tính riêng giao dịch khớp lệnh, họ mua ròng 14/18 ngành, chủ yếu là ngành Tài nguyên Cơ bản. Top mua ròng của nhà đầu tư cá nhân tập trung gồm: ACB, HPG, VCB, VPB, MSN, FPT, EIB, VIC, OCB, VJC.

Phía bán ròng khớp lệnh: họ bán ròng 4/18 ngành chủ yếu là nhóm ngành Dịch vụ tài chính, Hàng & Dịch vụ Công nghiệp. Top bán ròng có: HDB, TCB, CTG, KDH, VDS, VTP, DXG, SSI, KBC.

Tự doanh mua ròng 53.4 tỷ đồng tính riêng khớp lệnh họ bán ròng 117.2 tỷ đồng.

Tính riêng giao dịch khớp lệnh: Tự doanh mua ròng 5/18 ngành. Nhóm mua ròng mạnh nhất là Bán lẻ, Xây dựng và Vật liệu. Top mua ròng khớp lệnh của tự doanh phiên ngày hôm nay gồm TCB, MWG, CMG, FUEVFVND, VCG, PVD, CTR, FTS, SZC, E1VFVN30. Top bán ròng là nhóm Ngân hàng. Top cổ phiếu được bán ròng gồm HPG, SSI, STB, VIB, FPT, VPB, VIC, ACB, HDB, HSG.

Nhà đầu tư tổ chức trong nước bán ròng 338.3 tỷ đồng, tính riêng khớp lệnh thì họ bán ròng 34.4 tỷ đồng.

Tính riêng giao dịch khớp lệnh: Tổ chức trong nước bán ròng 10/18 ngành , giá trị lớn nhất là nhóm Thực phẩm và đồ uống Top bán ròng có ACB, DGC, MSN, MWG, VJC, DPG, HPG, FPT, HAH, HDG. Giá trị mua ròng lớn nhất là nhóm Ngân hàng. Top mua ròng có TCB, STB, VIB, CTG, HDB, GMD, KBC, PNJ, FRT, PVD.

Giao dịch thỏa thuận hôm nay đạt 2.459,5 tỷ đồng, tăng +24,2% so với phiên liền trước và đóng góp 18,7% tổng giá trị giao dịch.

Hôm nay có giao dịch đáng chú ý ở cố phiếu VPB, với 14,7 triệu đơn vị tương đương 290,1 tỷ đồng được Tổ chức trong nước bán thỏa thuận cho nhà đầu tư cá nhân và Tự doanh trong nước. Ngoài ra còn có giao dịch sang tay hơn 4,5 triệu đơn vị cổ phiếu ACB (trị giá 123,5 tỷ đồng) giữa các Tổ chức nước ngoài.

Nhà đầu tư cá nhân tiếp tục giao dịch ở nhóm cổ phiếu ngành Ngân hàng (HDB, EIB, SHB, TCB, LPB, STB), nhóm vốn hóa vừa (PDR, EVF, VPI) và FPT.

Tỷ trọng phân bổ dòng tiền tăng ở Bất động sản, Chứng khoán, Xây dựng, Thép, Nuôi trồng nông & hải sản, Thực phẩm, Dầu khí trong khi giảm ở Ngân hàng, Hóa chất, Kho bãi, hậu cần và bảo dưỡng, Vận tải thủy, Vật liệu xây dựng & nội thất, Dệt may, Nhựa, cao su & sợi.

Tính riêng khớp lệnh, tỷ trọng phân bổ dòng tiền tăng ở nhóm vốn hóa nhỏ VNSML, trong khi giảm ở nhóm vốn hóa vừa VNMID và đi ngang ở nhóm vốn hóa lớn VN30.

Attention
The original article is written and published on VnEconomy in Vietnamese only. To read the full article, please use the Google Translate tool below to translate the content into your preferred language.
VnEconomy is not responsible for the translation.

Google translate