Việc giá giảm mạnh, sức tiêu thụ chững đã khiến cho các doanh nghiệp thép như “ngồi trên đống lửa”. Hàng chục nghìn tấn phôi và hàng trăm nghìn tấn thép sản xuất ra đang chất đống trong kho không tiêu thụ được.
Theo Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA), giá phôi thép trên thị trường thế giới đang có xu hướng giảm mạnh, từ mức 1.150 - 1.200 USD/tấn hồi tháng 7/2008 xuống mức 900 USD/tấn hiện nay. Tình hình này đã tác động rất mạnh đến thị trường trong nước, làm giá bán sản phẩm của các doanh nghiệp cũng giảm theo.
Giá thép xây dựng từ nhà máy, chưa trừ chiết khấu và VAT của các doanh nghiệp ở mức 16,8 triệu đồng/tấn đối với thép cuộn và 17,5 triệu đồng/tấn đối với thép cây, giảm gần 3 triệu đồng/tấn so với tháng 7/2008 (tháng có mức giá cao nhất từ trước tới nay).
Thép và phôi cùng “mắc cạn”
Ở trong nước, nhằm thực hiện các giải pháp kiềm chế lạm phát của Chính phủ trong thời gian qua như chính sách siết chặt tín dụng, cắt giảm, hoãn, giãn tiến độ thi công của nhiều công trình lớn chưa cần thiết, hiệu quả thấp khiến sức tiêu thụ thép giảm mạnh.
Ngoài ra, thời điểm này cũng đang là mùa mưa bão nên các công trình thi công chậm lại và nhất là trước đà giá thép tăng cao trong tháng 7, nhiều công trình và các doanh nghiệp thương mại đã “ôm” một số lượng hàng khá lớn, nay giá giảm nên các doanh nghiệp thương mại tìm cách xả hàng thu hồi vốn.
Đại diện của Công ty Cổ phần Thép Đình Vũ cho biết, doanh nghiệp đã khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn để đảm bảo ổn định sản xuất, tạo công ăn việc làm cho hơn 850 lao động hiện có, cộng thêm giá cả tăng cao, lãi suất ngân hàng quá sức chịu đựng của doanh nghiệp.
Nay phôi thép sản xuất ra không tiêu thụ được do các nhà máy cán trong nước không có nhu cầu mua, nhưng khi xuất khẩu doanh nghiệp lại bị ràng buộc bởi hàng rào thuế quan và hạn ngạch xuất khẩu với thuế suất cao lên tới 20% dẫn đến tồn kho lượng hàng lớn, doanh nghiệp không có vốn để quay vòng. Bên cạnh đó, mức lãi suất cao của hàng tồn kho cũng là những khó khăn không thể giải quyết được...
Vì không có đầu ra nên mỗi tháng tồn kho sản phẩm của công ty lên tới 15 nghìn tấn, tương đương gần 300 tỷ, đi kèm đó là các khoản vay lãi ngắn và dài hạn phải trả gần 12 tỷ, tiền lương và các khoản chi phí khác khoảng 6 tỷ, chưa kể các khoản phụ phí.
Đồng thời, công ty cũng phải cần khoản tiền lương tương đương như trên trong mỗi tháng sản xuất tiếp theo. Nếu không có lối thoát thì việc doanh nghiệp phải ngừng sản xuất và nguy cơ phá sản là khó tránh khỏi.
Công ty TNHH Vạn Lợi còn bi đát hơn, bởi chỉ riêng tại Hải Phòng, nhà máy luyện phôi thép từ nguyên liệu thép phế đã có công suất 600 nghìn tấn phôi thép/năm, và cuối tháng 9 đầu tháng 10 năm 2008 sẽ đưa vào tiếp nhà máy luyện gang công suất 500 nghìn tấn/năm. Nhà máy công suất lớn đồng nghĩa với số lượng cán bộ công nhân viên của doanh nghiệp có nguy cơ mất việc làm càng cao.
Tính đến thời điểm hiện tại, Vạn Lợi có trên 2.000 người, trong đó tại khu vực Hải Phòng 1.480 người, số còn lại tại các tỉnh và thành phố khác, trong khi đó, nguồn thu chủ yếu của cả hệ thống thời điểm hiện tại và năm tới phụ thuộc vào nguồn thu của nhà máy luyện phôi tại Hải Phòng để trả lương cán bộ công nhân viên, đồng thời trang bị nhiều khoản chi phí khác của cả hệ thống.
Chỉ riêng một đơn vị sản xuất phôi thép của Vạn Lợi tại Hải Phòng, hàng tháng đã phải trả các khoản chi phí: tiền điện 6 tỷ, tiền lãi vay ngân hàng ngắn hạn và dài hạn 12,8 tỷ, tiền lương và các khoản chi phí khác 4,6 tỷ, chưa kể một số khoản phụ phí. Hiện nguyên liệu và thành phẩm tồn kho lên đến 600-700 tỷ đồng.
Thành lập quỹ dự trữ phôi thép
Hiện nay, nhiều doanh nghiệp thép sản xuất ra không tiêu thụ được, tồn kho lên tới hàng chục nghìn tấn, trong khi đó chỉ trong vòng 1 tháng giá thép trên thế giới đã giảm xuống 25% và đang có xu hướng tiếp tục giảm nữa, nếu không có biện pháp nào giải tỏa lượng hàng tồn kho, doanh nghiệp sẽ rơi vào tình trạng thua lỗ kéo dài do lãi suất vay cao và phôi thép thế giới giảm.
Do vậy, một số công ty như Thép Đình Vũ, Kim khí Hưng Yên, Vạn Lợi, Thép Việt đã đồng loạt đề nghị Bộ Công Thương, Bộ Tài chính xem xét và có ý kiến với Chính phủ để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp sản xuất thép nói chung và sản xuất phôi thép nói riêng, bằng giải pháp Nhà nước mua lại hàng do doanh nghiệp sản xuất ra để dự trữ quốc gia nếu thấy cần thiết hoặc giảm thuế xuất khẩu, nới lỏng chính sách tiền tệ tín dụng ngân hàng tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp phôi thép tiếp cận các nguồn vốn quay vòng với lãi suất thấp hơn để doanh nghiệp có thể tiếp tục giữ lượng tồn kho. Có như vậy, doanh nghiệp mới tìm được đầu ra cho sản phẩm.
Trong Công văn của VSA gửi Bộ Tài chính, Bộ Công Thương và Chính phủ, VSA nhận định sở dĩ có việc tái xuất phôi thép trong tháng 5 và tháng 6/2008 là do trong thời điểm đó các công ty đang gặp nhiều khó khăn về tài chính, ngân hàng không cho vay nên không có tiền mua nguyên liệu, không có tiền trả tiền trả lương công nhân, trả tiền điện, ngoại tệ trả nước ngoài cũng không có vì không vay được ngân hàng, mua USD tự do thì tỷ giá chênh lệch tới hơn 2.000 VND/USD so với tỷ giá của ngân hàng, giá phôi thép nước ngoài thì cao hơn cả trong nước (do kiềm chế giá từ tháng 3/2008 đến hết tháng 6/2008).
Đến tháng 7/2008 khi những khó khăn về tài chính và ngoại tệ đã được giải quyết, kiến nghị thì việc tái xuất đã giảm hẳn, tháng 7/2008 lượng phôi xuất khẩu không đáng kể, nên không cần thiết phải tiếp tục tăng thuế xuất khẩu.
Để giải quyết khó khăn cho doanh nghiệp sản xuất phôi thép trong nước, VSA cũng kiến nghị: Chính phủ xem xét giảm thuế xuất khẩu phôi thép xuống 10% như Quyết định ngày 26/8/2008 của Bộ Tài chính, đồng thời xem xét, nghiên cứu thành lập Quỹ dự trữ phôi thép và giao cho Bộ Công Thương thực hiện nhằm bình ổn giá thép trong nước khi giá phôi thép thế giới có biến động lớn; có chính sách tài chính ưu tiên cho các nhà sản xuất phôi thép và chờ các công trình xây dựng nhằm giải quyết khó khăn về vốn, tạo thuận lợi cho các công ty sản xuất thép, tăng lượng thép tiêu thụ trong nước.
Theo Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA), giá phôi thép trên thị trường thế giới đang có xu hướng giảm mạnh, từ mức 1.150 - 1.200 USD/tấn hồi tháng 7/2008 xuống mức 900 USD/tấn hiện nay. Tình hình này đã tác động rất mạnh đến thị trường trong nước, làm giá bán sản phẩm của các doanh nghiệp cũng giảm theo.
Giá thép xây dựng từ nhà máy, chưa trừ chiết khấu và VAT của các doanh nghiệp ở mức 16,8 triệu đồng/tấn đối với thép cuộn và 17,5 triệu đồng/tấn đối với thép cây, giảm gần 3 triệu đồng/tấn so với tháng 7/2008 (tháng có mức giá cao nhất từ trước tới nay).
Thép và phôi cùng “mắc cạn”
Ở trong nước, nhằm thực hiện các giải pháp kiềm chế lạm phát của Chính phủ trong thời gian qua như chính sách siết chặt tín dụng, cắt giảm, hoãn, giãn tiến độ thi công của nhiều công trình lớn chưa cần thiết, hiệu quả thấp khiến sức tiêu thụ thép giảm mạnh.
Ngoài ra, thời điểm này cũng đang là mùa mưa bão nên các công trình thi công chậm lại và nhất là trước đà giá thép tăng cao trong tháng 7, nhiều công trình và các doanh nghiệp thương mại đã “ôm” một số lượng hàng khá lớn, nay giá giảm nên các doanh nghiệp thương mại tìm cách xả hàng thu hồi vốn.
Đại diện của Công ty Cổ phần Thép Đình Vũ cho biết, doanh nghiệp đã khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn để đảm bảo ổn định sản xuất, tạo công ăn việc làm cho hơn 850 lao động hiện có, cộng thêm giá cả tăng cao, lãi suất ngân hàng quá sức chịu đựng của doanh nghiệp.
Nay phôi thép sản xuất ra không tiêu thụ được do các nhà máy cán trong nước không có nhu cầu mua, nhưng khi xuất khẩu doanh nghiệp lại bị ràng buộc bởi hàng rào thuế quan và hạn ngạch xuất khẩu với thuế suất cao lên tới 20% dẫn đến tồn kho lượng hàng lớn, doanh nghiệp không có vốn để quay vòng. Bên cạnh đó, mức lãi suất cao của hàng tồn kho cũng là những khó khăn không thể giải quyết được...
Vì không có đầu ra nên mỗi tháng tồn kho sản phẩm của công ty lên tới 15 nghìn tấn, tương đương gần 300 tỷ, đi kèm đó là các khoản vay lãi ngắn và dài hạn phải trả gần 12 tỷ, tiền lương và các khoản chi phí khác khoảng 6 tỷ, chưa kể các khoản phụ phí.
Đồng thời, công ty cũng phải cần khoản tiền lương tương đương như trên trong mỗi tháng sản xuất tiếp theo. Nếu không có lối thoát thì việc doanh nghiệp phải ngừng sản xuất và nguy cơ phá sản là khó tránh khỏi.
Công ty TNHH Vạn Lợi còn bi đát hơn, bởi chỉ riêng tại Hải Phòng, nhà máy luyện phôi thép từ nguyên liệu thép phế đã có công suất 600 nghìn tấn phôi thép/năm, và cuối tháng 9 đầu tháng 10 năm 2008 sẽ đưa vào tiếp nhà máy luyện gang công suất 500 nghìn tấn/năm. Nhà máy công suất lớn đồng nghĩa với số lượng cán bộ công nhân viên của doanh nghiệp có nguy cơ mất việc làm càng cao.
Tính đến thời điểm hiện tại, Vạn Lợi có trên 2.000 người, trong đó tại khu vực Hải Phòng 1.480 người, số còn lại tại các tỉnh và thành phố khác, trong khi đó, nguồn thu chủ yếu của cả hệ thống thời điểm hiện tại và năm tới phụ thuộc vào nguồn thu của nhà máy luyện phôi tại Hải Phòng để trả lương cán bộ công nhân viên, đồng thời trang bị nhiều khoản chi phí khác của cả hệ thống.
Chỉ riêng một đơn vị sản xuất phôi thép của Vạn Lợi tại Hải Phòng, hàng tháng đã phải trả các khoản chi phí: tiền điện 6 tỷ, tiền lãi vay ngân hàng ngắn hạn và dài hạn 12,8 tỷ, tiền lương và các khoản chi phí khác 4,6 tỷ, chưa kể một số khoản phụ phí. Hiện nguyên liệu và thành phẩm tồn kho lên đến 600-700 tỷ đồng.
Thành lập quỹ dự trữ phôi thép
Hiện nay, nhiều doanh nghiệp thép sản xuất ra không tiêu thụ được, tồn kho lên tới hàng chục nghìn tấn, trong khi đó chỉ trong vòng 1 tháng giá thép trên thế giới đã giảm xuống 25% và đang có xu hướng tiếp tục giảm nữa, nếu không có biện pháp nào giải tỏa lượng hàng tồn kho, doanh nghiệp sẽ rơi vào tình trạng thua lỗ kéo dài do lãi suất vay cao và phôi thép thế giới giảm.
Do vậy, một số công ty như Thép Đình Vũ, Kim khí Hưng Yên, Vạn Lợi, Thép Việt đã đồng loạt đề nghị Bộ Công Thương, Bộ Tài chính xem xét và có ý kiến với Chính phủ để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp sản xuất thép nói chung và sản xuất phôi thép nói riêng, bằng giải pháp Nhà nước mua lại hàng do doanh nghiệp sản xuất ra để dự trữ quốc gia nếu thấy cần thiết hoặc giảm thuế xuất khẩu, nới lỏng chính sách tiền tệ tín dụng ngân hàng tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp phôi thép tiếp cận các nguồn vốn quay vòng với lãi suất thấp hơn để doanh nghiệp có thể tiếp tục giữ lượng tồn kho. Có như vậy, doanh nghiệp mới tìm được đầu ra cho sản phẩm.
Trong Công văn của VSA gửi Bộ Tài chính, Bộ Công Thương và Chính phủ, VSA nhận định sở dĩ có việc tái xuất phôi thép trong tháng 5 và tháng 6/2008 là do trong thời điểm đó các công ty đang gặp nhiều khó khăn về tài chính, ngân hàng không cho vay nên không có tiền mua nguyên liệu, không có tiền trả tiền trả lương công nhân, trả tiền điện, ngoại tệ trả nước ngoài cũng không có vì không vay được ngân hàng, mua USD tự do thì tỷ giá chênh lệch tới hơn 2.000 VND/USD so với tỷ giá của ngân hàng, giá phôi thép nước ngoài thì cao hơn cả trong nước (do kiềm chế giá từ tháng 3/2008 đến hết tháng 6/2008).
Đến tháng 7/2008 khi những khó khăn về tài chính và ngoại tệ đã được giải quyết, kiến nghị thì việc tái xuất đã giảm hẳn, tháng 7/2008 lượng phôi xuất khẩu không đáng kể, nên không cần thiết phải tiếp tục tăng thuế xuất khẩu.
Để giải quyết khó khăn cho doanh nghiệp sản xuất phôi thép trong nước, VSA cũng kiến nghị: Chính phủ xem xét giảm thuế xuất khẩu phôi thép xuống 10% như Quyết định ngày 26/8/2008 của Bộ Tài chính, đồng thời xem xét, nghiên cứu thành lập Quỹ dự trữ phôi thép và giao cho Bộ Công Thương thực hiện nhằm bình ổn giá thép trong nước khi giá phôi thép thế giới có biến động lớn; có chính sách tài chính ưu tiên cho các nhà sản xuất phôi thép và chờ các công trình xây dựng nhằm giải quyết khó khăn về vốn, tạo thuận lợi cho các công ty sản xuất thép, tăng lượng thép tiêu thụ trong nước.