Diễn biến lạm phát của Việt Nam từ đầu năm đến nay có rất nhiều vấn đề phải lưu tâm. Nếu như giai đoạn 2008 – 2010, nguyên nhân lạm phát ở Việt Nam được ghi nhận là do cung tiền thì hiện tại, có vẻ như hội tụ cả 3 yếu tố: cầu kéo, chi phí đẩy và một phần ở cung tiền. Tuy nhiên, yếu tố chi phí đẩy vẫn đang là yếu tố chủ đạo.
Trên tinh thần đó, Tạp chí Kinh tế Việt Nam/VnEconomy đã kết nối với các cơ quan quản lý, hiệp hội ngành hàng, chuyên gia độc lập tổ chức Đối thoại chuyên đề: "Vòng xoáy lạm phát - Kiểm soát chi phí đẩy".
Các vấn đề chính sẽ được thảo luận gồm:
- Nhận diện yếu tố tạo nên lạm phát.
- Tại sao lại là chi phí đẩy? (i) Mô tả mặt bằng giá cả nguyên vật liệu, năng lượng và các hàng hóa cơ bản; mặt hàng tiêu dùng thiết yếu; (ii) nguyên nhân.
- Tính chân thực thông qua các chỉ số thống kê của Tổng cục Thống kê.
- Vai trò điều tiết của cơ quan quản lý: Cục Quản lý giá, Quản lý thị trường, chính sách tiền tệ.
- Vai trò ổn định giá từ các hiệp hội, doanh nghiệp một số ngành sản xuất.
- Linh hoạt đối với mục tiêu lạm phát 4%?
- Kiến nghị một số giải pháp.
Khách mời của Đối thoại chuyên đề bao gồm:
- Ông Đặng Công Khôi, Phó Cục trưởng, Cục Quản lý giá, Bộ Tài chính;
- Ông Nguyễn Trung Tiến, Phó Tổng cục trưởng, Tổng cục Thống kê;
- Ông Nguyễn Đức Lê, Phó cục trưởng Cục nghiệp vụ, Tổng cục quản lý thị trường, Bộ Công Thương;
- Ông Nguyễn Đức Long, Vụ trưởng, Vụ Dự báo Thống kê, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;
- Tiến sĩ Lê Xuân Nghĩa, Nguyên Phó Chủ tịch, Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
- Ông Nguyễn Đức Trung, Quyền Hiệu trưởng, Trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh;
- Ông Nguyễn Trí Ngọc, Phó Chủ tịch Hiệp hội phân bón Việt Nam.
- Nhà báo Nguyễn Hoài, Trưởng ban Tài chính – Ngân hàng, Tạp chí Kinh tế Việt Nam/VnEconomy điều hành Đối thoại.