October 29, 2024 | 20:47 GMT+7

Tranh thủ giá hồi, nhà đầu tư cá nhân bán ròng

Thu Minh -

Nhà đầu tư cá nhân bán ròng qua khớp lệnh gần 53 tỷ đồng trong đó cổ phiếu VHM bị bán ròng nhiều nhất. VIB cũng được mua đối ứng khối ngoại, mức ròng 277 tỷ...

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Một phiên phản công rực rỡ khi không chỉ riêng Vn30, nhóm vốn hóa vừa và nhỏ cũng vào việc. Vn-Index sau chuỗi cạn kiệt thanh khoản đã bùng nổ trở lại với ba sàn khớp lệnh 20.000 tỷ đồng đánh chỉ số thốc lên vùng 1.261 điểm tương ứng với tăng hơn 7 điểm. Trong đó VN30 tăng 7,43 điểm; UpCOM tăng 0,08 điểm với 116 mã tăng, 13 cổ phiếu kịch trần. Độ rộng đẹp miên man với 244 mã xanh trên 132 mã đỏ.

Hầu như không còn lại nhóm ngành nào bị bỏ lại phía sau. Trong đó, nhóm vốn hóa lớn như ngân hàng ngoài trụ VCB đứng yên vùng tham chiếu thì các cổ phiếu còn lại đều tăng với biên độ trung bình chưa đến 1%; một số mã khá hơn như HDB, VIB. Bất động sản ghi nhận sự trở lại của cổ phiếu VHM và vRE, nhóm bất động sản công nghiệp rất khá như BCM, IDC, KBC, SIP. Chứng khoán có sự phân hóa khi một số cổ rực lửa như SSI, HCM, FTS thì các cổ khác như VND, VIX, MBS, SHS lại làm rất tốt nhiệm vụ kéo chỉ số nhóm này tăng.

Một số nhóm khác cũng tăng mạnh như Viễn thông với VGI tăng tiếp 6,53% so với phiên qua, CTR và FOX cũng tăng lần lượt 1,25% và 2,01%. Nguyên vật liệu có nhóm thép và phân bón tăng mạnh nhờ Luật thuế giá trị gia tăng với nhóm phân bón tiếp tục được Ủy ban thường vụ Quốc hội đề nghị ở mức 5%. Nhóm vật tải, tiện ích, năng lượng, bảo hiểm, tiêu dùng, thực phẩm đồ uống.... cũng nổi sóng.

Không có nhiều thông tin đáng chú ý ngoại trừ việc Ngân hàng Nhà nước quay trở lại bơm ròng qua việc mua vào tín phiếu. Thanh khoản thị trường như chiếc lò xo bị nén tận cùng đến khi cạn kiệt cũng là lúc trở nên hấp dẫn hơn trong mắt nhà đầu tư.

Đáng tiếc là khối ngoại hôm nay bán ròng mạnh 5114.9 tỷ đồng, tính riêng giao dịch khớp lệnh thì họ mua ròng 97.9 tỷ đồng.

Mua ròng khớp lệnh chính của nước ngoài là nhóm Hàng & Dịch vụ Công nghiệp, Ngân hàng. Top mua ròng khớp lệnh của nước ngoài gồm các mã: GMD, VPB, EIB, MWG, CTD, STB, TCB, CSV, CTG, TPB.

Phía bên bán ròng khớp lệnh của nước ngoài là nhóm Bất động sản. Top bán ròng khớp lệnh của nước ngoài gồm các mã: VHM, BID, MSN, SSI, VCB, DXG, KBC, FUEVFVND, FPT.

Nhà đầu tư cá nhân mua ròng 2947.8 tỷ đồng, trong đó họ bán ròng khớp lệnh là 52.8 tỷ đồng.

Tính riêng giao dịch khớp lệnh, họ mua ròng 8/18 ngành, chủ yếu là ngành Ngân hàng. Top mua ròng của nhà đầu tư cá nhân tập trung gồm: VIB, BID, VNM, MSN, SSI, DXG, SHB, KBC, PDR, DGC.

Phía bán ròng khớp lệnh: họ bán ròng 10/18 ngành chủ yếu là nhóm ngành Bất động sản, Xây dựng và Vật liệu. Top bán ròng có: VHM, VPB, EIB, STB, CTD, MWG, GMD, HPG, CSV.

Tranh thủ giá hồi, nhà đầu tư cá nhân bán ròng - Ảnh 1

Tự doanh mua ròng 678.7 tỷ đồng tính riêng khớp lệnh họ mua ròng 113.9 tỷ đồng.

Tính riêng giao dịch khớp lệnh: Tự doanh mua ròng 10/18 ngành. Nhóm mua ròng mạnh nhất là Ngân hàng, Bất động sản. Top mua ròng khớp lệnh của tự doanh phiên ngày hôm nay gồm VIB, VHM, VCB, PAN, PNJ, PVD, MBB, HPG, VPB, GAS. Top bán ròng là nhóm Bán lẻ. Top cổ phiếu được bán ròng gồm ACB, MWG, VTP, FPT, MSN, VNM, TCB, VIC, HDB, CTG.

Nhà đầu tư tổ chức trong nước mua ròng 1499.1 tỷ đồng, tính riêng khớp lệnh thì họ bán ròng 159.0 tỷ đồng.

Tính riêng giao dịch khớp lệnh: Tổ chức trong nước bán ròng 11/18 ngành , giá trị lớn nhất là nhóm Ngân hàng Top bán ròng có VIB, GMD, VNM, SHB, DGC, MWG, POW, CTG, HCM, VRE. Giá trị mua ròng lớn nhất là nhóm Bất động sản. Top mua ròng có VHM, HPG, STB, PNJ, DCM, FPT, DPG, FUEVFVND, MSN, VPB.

Giao dịch thỏa thuận hôm nay đạt 7.265,1 tỷ đồng, tăng +242,0% so với phiên cuối tuần trước và đóng góp 36,4% tổng giá trị giao dịch.

Hôm nay có giao dịch đáng chú ý ở cổ phiếu VIB, với 300 triệu đơn vị cổ phiếu tương đương 5.400 tỷ đồng được Tổ chức nước ngoài bán thỏa thuận cho các nhóm nhà đầu tư còn lại (Cá nhân, Tổ chức trong nước, Tự doanh trong nước).

Nhà đầu tư cá nhân tiếp tục giao dịch ở nhóm cổ phiếu ngành Ngân hàng (SSB, VPB, SHB, STB).

Tỷ trọng phân bổ dòng tiền tăng ở Bất động sản, Xây dựng, Hóa chất, Bán lẻ, Phần mềm, Kho bãi, hậu cần và bảo dưỡng, Dệt may, Hàng không trong khi giảm ở Ngân hàng, Chứng khoán, Thép, Nuôi trồng nông & hải sản, Thực phẩm, Vật liệu xây dựng & nội thất.

Tính riêng khớp lệnh, tỷ trọng phân bổ dòng tiền tăng ở nhóm vốn hóa vừa VNMID và nhỏ VNSML, trong khi giảm ở nhóm vốn hóa lớn VN30.

Attention
The original article is written and published on VnEconomy in Vietnamese only. To read the full article, please use the Google Translate tool below to translate the content into your preferred language.
VnEconomy is not responsible for the translation.

Google translate