Những năm gần đây, các nhà khoa học phát hiện ra rằng hầu hết mọi người đều đang hấp thụ một lượng lớn các chất béo omega-6 so với thời trước. Đồng thời, lượng tiêu thụ thực phẩm từ động vật giàu hàm lượng omega-3 lại đang ở thời kì thấp nhất từ trước đến nay. Sự mất cân đối trong chế độ ăn uống này liên quan đến béo phì. Nó cũng liên quan đến bệnh tiểu đường, bệnh tim, ung thư, trầm cảm, đau, bệnh viêm như bệnh suyễn và các bệnh tự miễn dịch.
Axit béo Omega-6 được tìm thấy trong các loại dầu thực vật như hoa hướng dương, dầu ngô, đóng vai trò trong chức năng não, sức khỏe sinh sản và giúp tóc, da và xương khỏe mạnh. Omega-3 được tìm thấy trong cá béo giúp giảm viêm, điều hòa huyết áp, và rất quan trọng cho não và tim. Chúng cũng gắn liền với giảm nguy cơ nhiều bệnh, bao gồm bệnh tiểu đường, hội chứng ruột kích thích, đột qụy, viêm khớp, hen suyễn và một số bệnh ung thư.
Nhưng điều quan trọng là để có sự cân bằng giữa hai chất dinh dưỡng. Các nghiên cứu của tạp chí Healthline cho thấy, người Mỹ hiện nay ăn thực phẩm chứa omega-6 nhiều hơn omega-3 gấp 6 lần. Đó là nguy hiểm bởi vì trong khi omega-3 là chống viêm, omega-6 có xu hướng gây viêm. Vì vậy, khi omega-6 cao và omega-3 thấp hơn có thể dẫn đến viêm và tăng sản xuất các chất béo cơ thể.
Hầu hết các chuyên gia sức khỏe đều cho rằng tỷ lệ omega 6/omega 3 là từ 1:1 đến 5:1 là tốt nhất cho sức khỏe. Với tỷ lệ 4:1, chúng ta có thể phòng ngừa nguy cơ bệnh tim, nhưng lại không có tác dụng giảm nguy cơ trực tràng. Với tỷ lệ 2:1 hay 3:1, chúng ta có thể giảm triệu chứng viêm ở bệnh nhân thấp khớp. Tỷ lệ 5:1 có kết quả tốt với bệnh nhân hen suyễn...
Tóm lại, tỷ lệ omega 6/omega 3 cân bằng sẽ mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe như phòng bệnh tim, giảm viêm, điều hòa huyết áp. Chúng ta nên hạn chế bổ sung Omega 6 và tăng cường Omega 3 để tránh mất cân bằng tỉ lệ hai loại chất này, tỷ lệ tối ưu nhất cho 2 loại axit béo này với cơ thể là 1:1.
Để tối ưu hóa tỷ lệ, chúng ta cần tránh tiêu thụ các loại dầu thực vật và hạt chứa nhiều omega-6 cũng như các loại thực phẩm sử dụng dầu và hạt được để chế biến. Dầu đậu nành, dầu hướng dương, ngô được biết là chứa hàm lượng lớn omega-6, còn dầu oliu, dầu cọ, dầu dừa, quả bơ được biết là chứa ít omega-6 hơn. Nếu muốn giảm lượng omega-6 có trong thịt, hãy chọn các loại thịt ở những phần gầy hơn. Bơ thực vật chứa omega-6 nhiều hơn, thay vào đó, sử dụng bơ từ động vật cho ăn cỏ cho nhiều omega-3 hơn bơ thông thường.
Ngày nay, nay các loài gia súc gia cầm lại thường được nuôi bằng thực phẩm dựa trên các loại hạt trong đó chứa nhiều bắp và đậu nành, vốn là các loại thực vật nhiều omega-6. Điều này dẫn đến lượng mỡ tích trữ trong các loài động vật này cũng hầu như là omega-6, rất ít omega-3. Do đó, nếu có thể thì việc sử dụng các loại thịt từ động vật được nuôi bằng cỏ là tối ưu nhất. Tuy nhiên, vẫn có một số loại thịt vốn đã có hàm lượng omega-6 cao sẵn như thịt gà hay heo, bạn vẫn có thể dùng ở mức độ vừa phải. Hoặc nếu bạn đang trong nhu cầu giảm tải lượng omega-6 tối đa thì vẫn có thể dùng nhưng với điều kiện là chọn thịt phần nạc, ít mỡ.
Có thể nói, đến nay vẫn chưa có nghiên cứu nào với chất lượng và quy mô thật sự khẳng định omega-6 là nguyên nhân gây nên bệnh tim mạch và hoặc làm gia tăng các dấu hiệu gây viêm. Do vậy, chúng ta không thể khẳng định omega-6 là nguyên nhân gây ra các bệnh mãn tính. Tuy nhiên, việc nạp quá lượng dù là omega-3 hay omega-6 vẫn là không tốt vì trong cấu trúc của cả hai acid béo này đều có nối đôi không no nên rất nhạy phản ứng với oxy, tạo phản ứng chuỗi và hình thành gốc tự do.
Đó là chưa kể, nếu bạn ăn thức ăn chế biến sẵn theo kiểu công nghiệp hàng ngày thì tỉ lệ omega 6/omega 3 chẳng còn quan trọng gì nữa. Vì vậy, loại chất béo bạn dùng quan trọng hơn rất nhiều so với tỉ lệ omega 6/ omega 3.