August 09, 2022 | 10:05 GMT+7

VDSC: Problems ahead for SBV’s monetary policy management

The Viet Dragon Securities Corporation (VDSC) has forecast that from now until the end of the year, the State Bank of Vietnam (SBV)’s monetary policy management will face major challenges from the US Fed raising interest rates and the global economic outlook being less optimistic. Vietnam’s economy is also likely to face more difficulties in 2023.

Photo: Illustration
Photo: Illustration

Trong tháng 7/2022, Ngân hàng Nhà nước đã tích cực can thiệp thông qua thị trường mở và phát hành tín phiếu để điều tiết thanh khoản tiền đồng trong hệ thống ngân hàng, đồng thời giúp kiềm giữ đà tăng của tỷ giá.

Cụ thể, việc phát hành tín phiếu được sử dụng liên tục trong 1 tháng từ 22/6 đến 21/7 nhằm hút bớt tiền đồng ra khỏi hệ thống ở các kỳ hạn khác nhau. Tính đến ngày 31/7, lượng tín phiếu đang lưu hành đạt xấp xỉ 111.000 tỷ đồng, trong đó có khoảng 87.000 tỷ đồng sẽ đáo hạn vào nửa đầu tháng 8/2022, và phần còn lại sẽ đáo hạn vào trung tuần tháng 9/2022. Diễn biến phát hành tín phiếu khởi động bằng các kỳ hạn ngắn sau đó kéo dài lên các kỳ hạn dài hơn là 28 ngày và 56 ngày.

Cũng trong tháng 7/2022, Ngân hàng Nhà nước đã điều chỉnh tăng giá bán USD từ mức 23.250 VND lên 23.400 VND, đồng thời chuyển từ phương thức bán kỳ hạn 3 tháng sang phương thức bán giao ngay. Lượng USD bán giao ngay trong tháng qua ước đạt 3,5 tỷ USD, tương đương 81.900 tỷ đồng.

Bởi lượng tiền đồng rút ra khỏi hệ thống quá lớn từ cả hai kênh tín phiếu và bán USD, trong tuần cuối tháng, Ngân hàng Nhà nước đã hỗ trợ thanh khoản trở lại thông qua nghiệp vụ mua kỳ hạn.

Điểm đáng chú ý, Ngân hàng Nhà nước hút tiền về ở các kỳ hạn dài nhưng chỉ bơm hỗ trợ thanh khoản cho kỳ hạn ngắn là 7 ngày, đồng thời chuyển từ phương thức đấu thầu khối lượng sang đấu thầu lãi suất.

Diễn biến lãi suất liên ngân hàng thời gian qua
Diễn biến lãi suất liên ngân hàng thời gian qua

Khối lượng lưu hành trên kênh cầm cố tính đến cuối tháng 7 lên đến hơn 52.000 tỷ đồng, mức cao đột biến so với giai đoạn nửa đầu năm, tuy nhiên, do đều là các kỳ hạn ngắn và lượng tiền bơm trở lại có xu hướng giảm dần nên số dư trên kênh này giảm chỉ còn khoảng 29.500 tỷ đồng tính đến ngày 2/8/2022.

Trước những động thái điều hành kể trên, áp lực mất giá tiền đồng đã có dấu hiệu hạ nhiệt thể hiện qua việc lãi suất liên ngân hàng tăng mạnh lên vùng 4,0-5,0% khiến cho chênh lệch lãi suất VND và USD trên thị trường liên ngân hàng đã đảo chiều từ âm sang dương. Đồng thời, tỷ giá USD/VND thu hẹp đà tăng từ mức tăng đỉnh điểm 2,7% còn 2,3% vào cuối tháng.

Diễn biến tỷ giá USD/VND
Diễn biến tỷ giá USD/VND

Theo Công ty Chứng khoán Rồng Việt (VDSC), diễn biến điều hành chính sách tiền tệ trên của Ngân hàng Nhà nước cho thấy hàm ý rằng ngân hàng trung ương sẽ kiểm soát chặt chẽ thanh khoản tiền đồng trong hệ thống từ nay đến cuối năm nhằm giảm bớt áp lực lên tỷ giá.

Đồng thời, việc vay tiền từ Ngân hàng Nhà nước sẽ không còn rẻ như trước bởi những ngân hàng bị thiếu hụt về thanh khoản buộc phải đấu thầu để vay với mức chi phí cao hơn. 

Ngoài ra, trong tháng 7/2022, với việc Ngân hàng Nhà nước tuyên bố giữ mục tiêu tăng trưởng tín dụng cả năm 2022 ở mức 14% trong khi tăng trưởng tín dụng đến 26/7 đã là 9,4% đồng nghĩa với định hướng thắt chặt chính sách tiền tệ cho dù Ngân hàng Nhà nước chưa có động thái nâng lãi suất điều hành. 

Theo các chuyên gia phân tích của VDSC, từ nay đến cuối năm, việc điều hành chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước vẫn còn gặp 4 thách thức lớn.

Thứ nhất, lãi suất điều hành của Fed sẽ còn vài lần tăng nữa với mức tăng kỳ vọng khoảng 1,5-1,75% trong cuộc họp tháng 9, 11 và 12 sẽ tiếp tục là yếu tố hỗ trợ cho nhu cầu USD;

Thứ hai, lãi suất huy động tiếp tục tăng kéo theo việc tăng trưởng huy động vốn bắt kịp tăng trưởng tín dụng sẽ gây áp lực lên việc điều tiết thanh khoản trong hệ thống ngân hàng;

Thứ ba, thời điểm và mức độ cấp phép thêm room tín dụng nếu không khéo léo sẽ ảnh hưởng đến triển vọng tăng trưởng năm 2023.

Thứ tư, triển vọng xuất khẩu và kinh tế toàn cầu kém khả quan sẽ khiến nguồn cung USD không dồi dào như thời điểm cuối năm của các năm trước.

VDSC cũng lưu ý thêm, điểm thuận lợi là lạm phát Việt Nam vẫn đang diễn biến trong biên độ cho phép nhờ giá dầu thế giới đang giảm, tăng trưởng kinh tế năm 2022 không đáng lo trên cơ sở mức nền thấp của cùng kỳ. Dù vậy, bức tranh kinh tế năm 2023 đang dần hé lộ với rất nhiều khó khăn phía trước, ưu tiên kiểm soát lạm phát và ổn định tăng trưởng nhiều khả năng sẽ không thể song hành trong năm sau. 

Attention
The original article is written and published on VnEconomy in Vietnamese only. To read the full article, please use the Google Translate tool below to translate the content into your preferred language.
VnEconomy is not responsible for the translation.

Google translate