Nỗ lực thúc đẩy đưa nền tảng chia sẻ video dạng ngắn Tik Tok vào Mỹ - thuộc sở hữu của công ty ByteDance (Trung Quốc) đã gặp rào cản lớn khi Hạ viện Mỹ đã bỏ phiếu vào ngày 20/4 để cấm nền tảng này, trừ khi thoái vốn khỏi công ty mẹ.
Thượng viện dự kiến sẽ bỏ phiếu thông qua dự luật sớm nhất vào ngày 22/4 và trình Tổng thống Joe Biden ký thành luật. Nếu luật được thông qua, TikTok có 6 tháng để đổi chủ sở hữu nếu không muốn bị cấm hoàn toàn tại Mỹ. Tổng thống Biden đã nói rằng ông sẽ ký ban hành luật nhằm yêu cầu ByteDance bán TikTok.
Các nhà lập pháp nêu lên mối lo ngại về bảo mật dữ liệu ở Mỹ, Châu Âu và Canada, họ đang tăng cường nỗ lực hạn chế phạm vi tiếp cận của ứng dụng này.
"Các quốc gia và cơ quan Chính phủ khác – bao gồm Anh, Úc, Canada, cơ quan điều hành của Liên minh Châu Âu, Pháp và Quốc hội New Zealand – đã cấm ứng dụng này khỏi các thiết bị chính thức. Bộ trưởng Bộ Kỹ thuật số Đài Loan (Trung Quốc) mới đây đã tuyên bố TikTok là một sản phẩm nguy hiểm đại diện cho mối đe dọa an ninh quốc gia".
Ngay từ dưới thời cựu Tổng thống Donald Trump, Mỹ đã nhiều lần đe dọa sẽ cấm TikTok nhưng đến nay vẫn chưa có lệnh cấm chính thức nào được đưa ra. Hạ viện Mỹ đã cho công ty thời hạn một năm để tìm người mua lại nền tảng này và thoái vốn khỏi công ty mẹ. Nhà Trắng đã yêu cầu các cơ quan liên bang vào tháng 2 năm 2023 xóa TikTok khỏi các thiết bị của Chính phủ. Tháng tiếp theo, các nhà lập pháp Hạ viện chất vấn giám đốc điều hành của TikTok, ông Shou Chew về quyền sở hữu ứng dụng này và tầm ảnh hưởng tiềm tàng của Trung Quốc.
Vào tháng 3/2024, Ủy ban Năng lượng và Thương mại Hạ viện đã đưa ra một dự luật kêu gọi TikTok cắt đứt quan hệ với công ty mẹ nếu không sẽ phải đối mặt với lệnh cấm ở Mỹ. Dự luật, được Nhà Trắng thông qua, được thông qua vào tháng 3 khiến áp lực đối với Tik Tok càng tăng lên.
VÌ SAO TIK TOK BỊ "KỲ THỊ"?
Các nhà lập pháp và cơ quan quản lý ở phương Tây ngày càng bày tỏ lo ngại rằng TikTok và công ty mẹ ByteDance có thể sẽ ăn cắp những thông tin nhạy cảm của người dùng, vị trí,...vào tay chính phủ Trung Quốc. Họ cũng lo lắng rằng Trung Quốc có thể sử dụng thuật toán đề xuất nội dung của TikTok để thúc đẩy thông tin sai lệch, mối lo ngại tại Mỹ trong xung đột Israel-Hamas và cuộc bầu cử Tổng thống.
TikTok từ lâu đã phủ nhận những cáo buộc như vậy và cố gắng tạo khoảng cách với ByteDance, một trong những công ty công nghệ có vốn hóa cao nhất thế giới.
Vậy đã có quốc gia nào cấm Tik Tok chưa? Câu trả lời là có. Ấn Độ đã cấm Tik Tok vào năm 2020 và trấn áp hàng trăm ứng dụng do Trung Quốc sở hữu vì nghi ngờ họ đang bí mật truyền dữ liệu của người dùng đến máy chủ ở nước ngoài.
Các quốc gia và cơ quan Chính phủ khác – bao gồm Anh, Úc, Canada, cơ quan điều hành của Liên minh Châu Âu, Pháp và Quốc hội New Zealand – đã cấm ứng dụng này khỏi các thiết bị chính thức. Bộ trưởng Bộ Kỹ thuật số Đài Loan (Trung Quốc) mới đây đã tuyên bố TikTok là một sản phẩm nguy hiểm đại diện cho mối đe dọa an ninh quốc gia.
Hơn 30 tiểu bang và Thành phố New York đã cùng Chính phủ liên bang cấm TikTok trên các thiết bị do Chính phủ cấp. Nhiều trường đại học cũng đã chặn Tik Tok khỏi mạng Wi-Fi của trường. Nếu muốn sử dụng, sinh viên sẽ phải chuyển sang sử dụng dữ liệu di động.
Vào tháng 5/2023, Thống đốc bang Montana, Greg Gianforte đã ký một dự luật cấm TikTok hoạt động trong tiểu bang. Ngay sau đó TikTok đã đệ đơn kiện, cho rằng luật này vi phạm Tu chính án I trong Hiến pháp Mỹ. Vào cuối tháng 11, một thẩm phán liên bang đã đồng ý và ban hành lệnh sơ bộ để tạm dừng áp dụng luật này. Tháng 8/2023, thành phố New York đã cấm truy cập TikTok tại các thiết bị công cộng sau khi cơ quan an ninh mạng của thành phố xác định rằng ứng dụng này gây ra mối đe dọa an ninh cho mạng kỹ thuật của thành phố.
Vào tháng 12, một thẩm phán liên bang ở Texas đã giữ nguyên lệnh cấm ngăn nhân viên tiểu bang sử dụng Tik Tok, cho rằng đây là một hạn chế hợp lý trước những lo ngại của Texas về quyền riêng tư dữ liệu.
LỆNH CẤM SẼ HOẠT ĐỘNG RA SAO?
Các nhà lập pháp liên bang đang chuyển sự chú ý sang việc buộc TikTok bán lại cho một chủ sở hữu được Mỹ chấp nhận hoặc bị cấm. Cơ chế của lệnh cấm sẽ nhắm vào các cửa hàng ứng dụng như App Store hoặc Google Play. Nếu họ phân phối hoặc cập nhật Tik Tok, Chính phủ liên bang có thể áp dụng các hình phạt dân sự đối với họ. Các công ty lưu trữ Internet cũng sẽ bị cấm trong việc giúp phân phối hoặc duy trì TikTok.
Việc yêu cầu Tik Tok đổi chủ sở hữu đã tạo ra một danh sách những người mua tiềm năng, bao gồm một nhóm các nhà đầu tư do cựu Bộ trưởng Tài chính Steven Mnuchin tập hợp lại; các tập đoàn lớn của Mỹ; hoặc một liên minh của các công ty cổ phần tư nhân.
Việc cấm Tik Tok cũng đã gây lo ngại cho những người ủng hộ quyền kỹ thuật số rằng Mỹ có thể đang làm suy yếu vai trò của mình trong việc thúc đẩy một mạng Internet mở và miễn phí không bị kiểm soát bởi từng quốc gia.
Theo NYTimes, chính quyền Biden đã muốn chủ sở hữu Trung Quốc của TikTok bán ứng dụng này từ năm ngoái. Tik Tok đã tiến hành các cuộc đàm phán bí mật kéo dài nhiều năm với hội đồng đánh giá của chính quyền, Ủy ban Đầu tư nước ngoài tại Mỹ. Điều này để giải quyết các câu hỏi của Chính phủ về mối quan hệ của ByteDance với Chính phủ Trung Quốc và việc xử lý dữ liệu người dùng.
TikTok cho biết họ đã gửi một đề xuất dài 90 trang vào năm 2022, nêu chi tiết cách họ dự định hoạt động ở Mỹ đồng thời giải quyết các lo ngại về an ninh quốc gia. Theo một số nguồn tin giấu tên, Bộ Tư pháp cũng đang điều tra việc TikTok giám sát các nhà báo Mỹ. ByteDance cho biết vào tháng 12 năm 2022 rằng nhân viên của họ đã lấy được dữ liệu của hai công ty Mỹ một cách không hợp lệ.
Hầu hết các lệnh cấm TikTok hiện tại đều được đưa ra bởi các Chính phủ và trường đại học có quyền ngăn chặn ứng dụng khỏi các thiết bị hoặc mạng mà họ sở hữu và vận hành.
Caitlin Chin, một thành viên tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế cho biết, lệnh cấm rộng hơn do Chính phủ áp đặt nhằm ngăn chặn người Mỹ sử dụng ứng dụng này có thể phải đối mặt với những thách thức pháp lý trên cơ sở Tu chính án I. Một lượng lớn người Mỹ, bao gồm cả các quan chức dân cử và các tổ chức tin tức lớn như The New York Times và The Washington Post, hiện đều đang sản xuất video trên TikTok. Đây là nơi người dùng chia sẻ tác phẩm nghệ thuật, thông tin và ý kiến về các chủ đề chính trị. Các chuyên gia về Tu chính án thứ nhất đã nói rằng việc biện minh cho lệnh cấm sẽ là một rào cản cao đối với Chính phủ trong việc giải quyết. Hiện cơ chế chính xác để cấm ứng dụng trên điện thoại thuộc sở hữu tư nhân vẫn chưa rõ ràng.
Về phía Tik Tok, công ty đã chỉ trích các nhà lập pháp vì cố gắng kiểm duyệt người Mỹ. Vào tháng 3, họ đã gửi thông báo đến người dùng nhằm kêu gọi ủng hộ ứng dụng này trước cuộc chiến pháp lý. Một số văn phòng ở Capitol Hill cho biết họ đã nhận được rất nhiều cuộc gọi.
Công ty cũng đã tham gia vào một nỗ lực vận động hành lang để thúc đẩy kế hoạch mà họ đã đệ trình lên Chính phủ nhằm giải quyết các mối lo ngại về an ninh quốc gia.