Các nghiên cứu về lương tối thiểu tại Việt Nam chỉ ra rằng tăng lương tối thiểu sẽ làm giảm tăng trưởng việc làm, ở một mức độ nhất định.
Đây là nhận định tại chuyên mục về thị trường lao động tại Việt Nam, trong báo cáo cập nhật tình hình phát triển kinh tế Việt Nam, được Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam công bố ngày 20/7.
Trình bày các vấn đề then chốt liên quan tới thị trường lao động tại Việt Nam, chuyên mục này dành khá nhiều dung lượng cho lương tối thiểu.
Báo cáo nêu rõ, hiện nay mức lương tối thiểu thay đổi theo vùng, tính đến tháng 1/2015, lương tối thiểu dao động trong khoảng 2.150.000 đồng đến 3.100.000 đồng/tháng.
Theo chuyên mục, quy định về lương tối thiểu chỉ có ý nghĩa tác động trực tiếp tới 22% lao động Việt Nam làm công ăn lương “chính thức” - những người có hợp đồng lao động theo quy định của Bộ luật Lao động.
Nhóm chuyên gia của WB nhận xét, do quá trình thực thi không chặt chẽ, nên nếu lương tối thiểu vượt năng suất của người lao động, thì chủ lao động có thể tuyển lao động không chính thức, không ký hợp đồng, để tránh các quy định về lương tối thiểu.
Như vậy, việc tăng lương tối thiểu có thể làm dịch chuyển lao động từ khu vực chính thức sang khu vực không chính thức, các tác giả của chuyên mục phân tích.
Nêu thực tế Việt Nam thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) một phần là nhờ chi phí nhân công giá rẻ, chuyên gia WB cho rằng việc tồn tại rủi ro mức lương tối thiểu cao sẽ ngăn cản thu hút vốn đầu tư FDI và việc làm tạo ra nhờ FDI.
Nhận định tiếp theo được đưa ra tại báo cáo là ngoài khu vực Chính phủ, lương tối thiểu tại Việt Nam đã tăng nhanh trong những năm gần đây, vượt tăng trưởng năng suất lao động.
Cụ thể, kể từ 2006, lương tối thiểu đã tăng gấp đôi trong khi tăng năng suất lao động thấp hơn nhiều.
Và mục tiêu về một mức tăng lơn hơn nữa cũng đã được đặt ra, khi Chính phủ mới đây đặt mục tiêu tăng lương tối thiểu lên mức cho phép các hộ gia đình đạt “mức sống hàng tháng tối thiểu” vào năm 2018.
Một trong số những điểm cân nhắc về chính sách được chuyên gia WB đề cập, là lương tối thiểu sẽ hiệu quả nhất nếu được quyết định chủ yếu dựa trên các yếu tố về năng suất lao động và năng lực cạnh tranh.
Attention
The original article is written and published on VnEconomy in Vietnamese only. To read the full article, please use the Google Translate tool below to translate the content into your preferred language.
VnEconomy is not responsible for the translation.
VnEconomy is not responsible for the translation.
Google translate